Micronews

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2010

Tiếp thị số - Bước dịch chuyển từ Khán giả tới Người tham gia


Tiếp thị Số là sự phát triển trong tương lai của tiếp thị. Nó diễn ra khi phần lớn, hay toàn bộ công tác tiếp thị của công ty sử dụng các kênh kỹ thuật số. Các kênh kỹ thuật số là các kênh tiếp cận, cho phép các nhà tiếp thị có thể giao tiếp liên tục, hai chiều và mang tính cá nhân với từng khách hàng. Các cuộc giao tiếp này cho ra những dữ liệu từ mỗi lần tương tác với khách hàng để dự báo cho lần kế tiêp giống như một mạng lưới trung tâm. Ngoài ra, các nhà tiếp thị liên tục sử dụng các thông tin thời gian thực về hành vi khách hàng và những phản hồi trực tiếp của khách hàng để cải thiện và tối ưu hóa các tương tác. 

Những thay đổi trong truyền thông trên sẽ thay đổi vĩnh viễn cơ chế tiếp thị. Sự chuyển đổi từ phát sóng đại chúng sang kỹ thuật số. Có nghĩa là phương pháp quảng cáo truyền thống để xây dựng hình ảnh thương hiệu chủ yếu thông qua hình thức trả tiền và phát sóng sẽ phải được cân nhắc lại. Khi phần lớn truyền thông được số hóa, trở nên hai chiều, áp dụng hiệu ứng virut và có sự tham gia của khách hàng thì việc thực hiện công việc tiếp thị theo kiểu một chiều sẽ không còn nghĩa lý nữa. 

Để đạt tới thành công, các nhà tiếp thị không thể chỉ đơn giản thêm một vài hoạt động kỹ thuật số vào những kế hoạch tiếp thị truyền thống của mình. Thay vào đó, họ phải định hình lại một cách cơ bản hướng tiếp cận tiếp thị dựa trên những đặc trưng của truyền thông mới và tiếp thị số. Điều này sẽ dẫn đến một cuộc đổi mới trong tiếp thị. Trong khi các nguyên tắc tiếp thị cơ bản như định vị và phân khúc vẫn được duy trì thì các kênh kỹ thuật số sẽ mở rộng và tăng cường cách tiếp cận của nhà tiếp thị tới khách hàng. Áp lực của quy luật đào thải số sẽ thúc đẩy cuộc cách mạng tiếp thị này bởi khách hàng sẽ ủng hộ những thương hiệu tiếp cận liên tục với họ thông qua các kênh kỹ thuật số. 
Sự kết nối thông qua các kênh kỹ thuật số giữa mọi người đồng nghĩa với việc thông tin, tin tức và nội dung sẽ được lan truyền với tốc độ ngoạn mục. Thêm vào đó, mức độ khác biệt giữa các sản phẩm sẽ ngày càng rút ngắn. Trong môi trường đó, tiếp thị độc lập đang trở thành một loại chủ nghĩa vô chính phủ. Điều này tương tự như những người lính Anh thế kỉ 18 đang gắng sức chiến đấu chống lại một đội quân du kích hiện đại. Điều cần thiết ở đây là một hướng đi năng động hơn để quản lý thương hiệu, với các nhà tiếp thị vẫn tiếp tục định hướng cho thương hiệu nhưng phải sẵn sàng làm thế theo tốc độ thay đổi của thị trường, và với sự tham gia ngày càng nhiều hơn của khách hàng. Các kế hoạch tiếp thị số sẽ liên tục được đề ra và cải thiện dựa trên những dữ liệu thời gian thực về những gì mà khách hàng đang thực sự làm. Đây chính là lợi thế của các kênh truyền thông mới. 

Tiếp thị Số không mang tính quy tắc bắt buộc. Giống như tiếp thị truyền thống, tiếp thị số cũng có rất nhiều con đường dẫn tới thành công. Một nhà tiếp thị có thể tạo ra một chương trình trên website, trong khi những nhà tiếp thị khác có thể thành công bằng các game và video sử dụng hiệu ứng virut. Dù không có con đường thành công cụ thể nào với Tiếp thị Số, nhưng vẫn có nhiều sự chuyển đổi tương quan trong cách lên kế hoạch, cách tư duy và hướng đi của bạn cần phải thực hiện để chuyển từ tiếp thị truyền thống sang tiếp thị số.  

Từ Khán giả tới Người tham gia – Bước dịch chuyển lớn của truyền thông 

Khách hàng không còn là những mục tiêu hay khán giả thụ động của truyền thông. Ngày nay, khách hàng ngày càng có xu hướng tham gia vào truyền thông chứ không còn chỉ là ngắm từ xa nữa. Qua các trang web, podcast và blog, khách hàng bày tỏ quan điểm của mình một cách chủ động. Trong khi một số nhà tiếp thị vẫn đang cố gắng vạch ra các kế hoạch kỹ thuật số thì khách hàng đang sử dụng một cách chủ động các kênh kỹ thuật số để so sánh, bình phẩm và đôi khi là chỉ trích các sản phẩm và dịch vụ của các nhà tiếp thị đó. 

Việc sử dụng truyền thông mới của mọi người không chỉ đơn giản là lựa chọn một bộ công cụ mới. Ngày nay các kênh truyền thông mới cho phép khách hàng kiểm soát nhiều hơn và do đó tăng cường tính liên quan với khách hàng. Thêm vào đó, tính di động của các thiết bị cho phép khách hàng tham gia từ bất kì nơi nào. 

Có nhiều điểm mấu chốt mà các nhà tiếp thị phải nắm bắt. Thứ cần thiết để khởi đầu chính là việc cấu trúc lại quan điểm của bạn coi khách hàng như những người tham gia chủ động. Để thực sự chuyển đổi được việc tiếp thị của mình, bạn cần phải mở rộng quá trình lập kế hoạch để kết hợp chặt chẽ những hiểu biết hiện thời về cách khách hàng đang thay đổi, đặc biệt là trong mối liên hệ với các kênh truyền thông kỹ thuật số. 

Nguyên lý một:  Người tiêu dùng và khách hàng phải được tham gia một cách tích cực với tư cách là những người sáng tạo, đóng góp và bình luận chứ không phải là những khán giả hay những mục tiêu thụ động. 

Khi đề cập đến vai trò tham gia nhiều hơn của khách hàng, các nhà tiếp thị cần phải chuyển đổi trọng tâm từ cách tạo ra ấn tượng sang tham gia thực tế. 

Tỉ suất chi tiêu quảng cáo (SOV) là một biện pháp truyền thống mấu chốt của các nhà tiếp thị. Tuy nhiên, khi các kênh trở nên phổ biến, SOV trở nên ngày càng khó để xác định một cách chính xác. Thêm vào đó, người ta còn cho rằng SOV đang trở nên ít phù hợp hơn. Chi phí tiếp thị - vốn là sức cạnh tranh trong truyền thông đã không còn là con đường phù hợp để tiến tới thành công. Chỉ đơn giản so sánh mức chi tiêu của bạn với những người khác không phải là tiêu chuẩn chính xác tầm ảnh hưởng của thương hiệu. 

Truyền thông mới thường không đo lường được, thậm chí không thể tính bằng tiền theo đơn vị chi phí trên mỗi ngàn người xem quảng cáo. Hơn nữa, khi xem xét bản chất lan truyền theo kiểu virut của truyền thông mới, hiệu quả thực tế của tiếp thị số có thể vượt xa mức chi phí của nó. Chẳng hạn như đoạn video đoạt giải Evolution cho thương hiệu Dove của Unilever “Chiến dịch cho Vẻ đẹp thực sự” do Ogilvy & Mather ở Toronto xây dựng đã được khoảng 500 triệu người trên khắp toàn cầu xem, tạo nên giá trị khổng lồ.  

Tính hiệu quả của các kênh truyền thông mới không liên quan trực tiếp đến chi phí truyền thông. Những phương pháp tính toán khác liên quan đến hoạt động này cần phải được áp dụng. Tính hiệu quả là một chức năng của sự tương tác và tham gia của khách hàng, chứ không đơn giản chỉ là phạm vi nhận thức. Điều này không phải để nói rằng có một lượng khán giả lớn là không phù hợp, nó luôn là vấn đề quan trọng đối với những loại sản phẩm đại chúng nhất định. Tuy nhiên, các nhà tiếp thị phải từ bỏ lối tư duy tính chi phí trên mỗi ngàn người xem quảng cáo và nhìn nhận một cách sâu sắc hơn về những gì mà mỗi kênh đang tạo ra về phương diện tham gia của khách hàng. Ngày nay, những công ty có mối quan hệ tốt đẹp nhất với khách hàng chính là những công ty giành chiến thắng.

Sự tham gia của khách hàng không chỉ là việc mọi người dành rất nhiều thời gian cho mỗi kênh. Thay vào đó, sự tham gia của khách hàng chính là việc tham gia một cách hào hứng và có cảm xúc để họ muốn phản hồi và tương tác. Sự tham gia thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau. Các nhà Tiếp thị Số phải tham gia vào các cuộc đối thoại thường xuyên với khách hàng của mình. Các nhà tiếp thị số phải học cách học hỏi từ khách hàng chứ không phải là nói với họ. Những nhà tiếp thị số thành công sẽ cần những chiến lược tham gia mới mẻ, năng động để khuyến khích khách hàng tham gia. Họ cũng cần phải có một lời xác nhận rõ ràng nếu họ muốn những người tham gia dành thời gian và sự chú ý cho họ. 

Nguyên lý thứ hai: Các nhà tiếp thị phải vượt qua nguyên tắc tiếp thị truyền thống về phạm vi và tần suất. Tiếp thị Số thành công khuyến khích mọi người tham gia trên một cơ sở bền vững. Điều này đòi hỏi việc hoạch định kế hoạch tốt hơn và một xác nhận rõ ràng.

Bởi hai nguyên lý đó và với sự bùng nổ các phương tiện truyền thông mới đã khiến thế giới truyền thông dịch chuyển từ "quyền lực thứ 4" - quyền lực của các tờ báo sang quyền lực "thứ 5" - quyền lực của công chúng. Quyền lực này đang ngày càng thể hiện một rõ nét. Tại Việt nam, đã có hơn 16 triệu người sử dụng mạng xã hội, với hơn 130.000 tên miền được đăng ký , tốc độ tăng trưởng 170% /năm, số người sử dụng internet đã lên tới hơn 23 triệu người sử dụng, và gần 5 tỷ số thuê bao di động….Đây là nền tảng rất tốt để truyền thông số phát triển tại Việt nam. Điều này được thể hiện bằng các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trong năm vừa qua của các hãng lớn như Pepsico với chiến dịch “ Tôi có thể” (www.pepsiworld.com.vn), Close up với chiến dịch “Thành phố thơm mát ( http://closeup.com.vn) , chiến dịch “Người đẹp vì lụa” của công ty Sam Sung Vina (http://nguoidepvilua.vn ), chiến dịch “7days2love” của nhãn Ponds (http://www.7days2love.com), Lifecantwaitvn.com của Sunsilk. Chiến dịch “Đàn ông đích thực” cuả X-men (www.danongdichthuc.com ) Chiến dịch “ Là con gái thật tuyệt” của Diana (www.lacongaithattuyet.com.vn), chiến dịch “cùng Poca vòng quanh thế giới” của sản phẩm Poca (www.pocaparty.com.vn) …Bằng các chiến lược này, các hãng đã thu hút hàng trăm ngàn thành viên cả những người nổi tiếng lẫn bình dân, họ đến từ mọi ngành nghề, với đủ mọi lứa tuổi… Các doanh nghiệp có thể tác động trực tiếp và thường xuyên tới các đối tượng khách hàng tiềm năng này. Giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng có một mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau thông qua các công nghệ số. Công chúng, người tham gia trong các  chiến dịch có thể chia sẽ, trao đổi, đưa ra nhận xét và tương tác với doanh nghiệp thông qua website của chiến dịch. Bên cạnh đó họ có thể đưa thông tin của mình lên các diễn đàn, mạng xã hội, blog cá nhân của họ…Từ đó tạo ra một sự lan truyền số mạnh mẽ. Sức mạnh này đang dần dần biến thành một loại quyền lực thực sự. Mỗi lời nhận định của một người cũng có thể được hưởng ứng bởi nhiều người, mỗi cá nhân dần trở thành một “đại sứ thương hiệu”. Họ có thể làm rạng danh một thương hiệu nhưng cũng có thể ngấm ngầm giết chết một thương hiệu. Bởi chính vì lẽ đó, các chuyên gia tiếp thị nhận định rằng: một trong những xu hướng chủ đạo của tiếp thị trong thời gian tới là tính cá nhân hóa.

Với xu hướng truyền thông số đang ngày càng phát triển, mỗi cá nhân sẽ trở thành nhà báo, mỗi doanh nghiệp trở thành các hãng thông tin tự cung cấp thông tin thì quyền lực mới đang được dịch chuyển về công chúng. Khi nền tảng công nghệ ngày càng hỗ trợ đắc lực thì mỗi cá nhân, doanh nghiệp có thể tự thiết lập cho mình các kênh truyền thông riêng. Nơi đó, các tiếng nói đều xuất phát từ gốc. Báo chí sẽ có thể dần mất đi quyền lực của mình. Đây là xu hướng có thật nhưng ở mỗi quốc gia sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Riêng Việt nam, có 02 điểm khá thú vị là có tốc độ tăng trưởng số người dùng internet nhanh số 1 thế giới ( Tăng 9.561,5 %, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai (giai đoạn 2000-2008), và Việt Nam cũng là quốc gia có lượng người sử dụng Facebook tăng nhanh nhất thế giới. ( Tính đến 15/3/2010 đã có 1,084160 người, chiếm 0.34% lượng người sử dụng Facebook trên toàn thế giới. (Nguồn http://www.checkfacebook.com). Một con số không nhỏ nếu chúng ta biết rằng, tại thời điểm tháng 4/2009, con số này chỉ vào khoảng 73,280 người sử dụng, khi đó Việt Nam còn nằm vị trí áp chót trong số 30 nước sử dụng Facebook ít nhất thế giới). Với 02 đặc điểm này cho thấy Việt nam là một quốc gia rất năng động, có nhiều khả năng để dịch chuyển từ “ quyền lực thứ 4” sang “quyền lực thứ 5” trong thời gian ngắn. Do vậy, Việt nam cần có những chính sách, lộ trình và kế hoạch để các bước dịch chuyển đúng quy luật và phát triển bền vững.

Bài viết được tham khảo từ cuốn sách “ Tiếp thị số - hướng dẫn thiết yếu cho truyền thông mới” của 02 tác giả Ian Fenwick và Kent Wertime.

LÊ THÚY HẠNH

"Quyền lực thứ năm"


Sự bùng nổ các phương tiện truyền thông mới đã khiến thế giới truyền thông dịch chuyển từ "quyền lực thứ 4" - quyền lực của các tờ báo sang quyền lực "thứ 5" - quyền lực của công chúng.

Bước dịch chuyển lớn của truyền thông
Ngày nay, khách hàng không còn là những mục tiêu hay khán giả thụ động của truyền thông.
Họ ngày càng có xu hướng tham gia vào truyền thông chứ không còn chỉ là ngắm từ xa nữa. Qua các trang web, postcad và blog, khách hàng bày tỏ quan điểm của mình một cách chủ động.
Trong khi một số nhà tiếp thị vẫn đang cố gắng vạch ra các kế hoạch kỹ thuật số thì khách hàng đang sử dụng một cách chủ động các kênh kỹ thuật số để so sánh, bình phẩm và đôi khi là chỉ trích các sản phẩm và dịch vụ của các nhà tiếp thị đó.
Việc sử dụng truyền thông mới của mọi người không chỉ đơn giản là lựa chọn một bộ công cụ mới.
Ngày nay các kênh truyền thông mới cho phép khách hàng kiểm soát nhiều hơn và do đó tăng cường tính liên quan với khách hàng.
Thêm vào đó, tính di động của các thiết bị cho phép khách hàng tham gia từ bất kì nơi nào.
Khách hàng ngày càng có xu hướng tham gia vào truyền thông chứ không còn chỉ là ngắm từ xa nữa. (Nguồn ảnh: michaeldoig.net)  
Có nhiều điểm mấu chốt mà các nhà tiếp thị phải nắm bắt. Thứ cần thiết để khởi đầu chính là việc cấu trúc lại quan điểm của bạn coi khách hàng như những người tham gia chủ động.
Để thực sự chuyển đổi được việc tiếp thị của mình, bạn cần phải mở rộng quá trình lập kế hoạch để kết hợp chặt chẽ những hiểu biết hiện thời về cách khách hàng đang thay đổi, đặc biệt là trong mối liên hệ với các kênh truyền thông kỹ thuật số.
Nguyên lý thứ nhất: Người tiêu dùng và khách hàng phải được tham gia một cách tích cực với tư cách là những người sáng tạo, đóng góp và bình luận chứ không phải là những khán giả hay những mục tiêu thụ động.
Khi đề cập đến vai trò tham gia nhiều hơn của khách hàng, các nhà tiếp thị cần phải chuyển đổi trọng tâm từ cách tạo ra ấn tượng sang tham gia thực tế.
Chi phí tiếp thị - vốn là sức cạnh tranh trong truyền thông đã không còn là con đường phù hợp để tiến tới thành công. Chỉ đơn giản so sánh mức chi tiêu của bạn với những người khác không phải là tiêu chuẩn chính xác tầm ảnh hưởng của thương hiệu.
Truyền thông mới thường không đo lường được, thậm chí không thể tính bằng tiền theo đơn vị chi phí trên mỗi ngàn người xem quảng cáo. Hơn nữa, khi xem xét bản chất lan truyền theo kiểu virut của truyền thông mới, hiệu quả thực tế của tiếp thị số có thể vượt xa mức chi phí của nó.
Chẳng hạn như đoạn video đoạt giải Evolution cho thương hiệu Dove của Unilever “Chiến dịch cho Vẻ đẹp thực sự” do Ogilvy & Mather ở Toronto xây dựng đã được khoảng 500 triệu người trên khắp toàn cầu xem, tạo nên giá trị khổng lồ.
Các nhà tiếp thị phải tính đến "sức mạnh của công chúng" (Ảnh nguồn: wordpress.com)
Các nhà tiếp thị phải từ bỏ lối tư duy tính chi phí trên mỗi ngàn người xem quảng cáo và nhìn nhận một cách sâu sắc hơn về những gì mà mỗi kênh đang tạo ra về phương diện tham gia của khách hàng. Ngày nay, những công ty có mối quan hệ tốt đẹp nhất với khách hàng chính là những công ty giành chiến thắng.
Sự tham gia của khách hàng không chỉ là việc mọi người dành rất nhiều thời gian cho mỗi kênh. Thay vào đó, sự tham gia của khách hàng chính là việc tham gia một cách hào hứng và có cảm xúc để họ muốn phản hồi và tương tác. Sự tham gia thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau.
Các nhà Tiếp thị Số phải tham gia vào các cuộc đối thoại thường xuyên với khách hàng của mình. Các nhà tiếp thị số phải học cách học hỏi từ khách hàng chứ không phải là nói với họ.
Những nhà tiếp thị số thành công sẽ cần những chiến lược tham gia mới mẻ, năng động để khuyến khích khách hàng tham gia. Họ cũng cần phải có một lời xác nhận rõ ràng nếu họ muốn những người tham gia dành thời gian và sự chú ý cho họ.
Nguyên lý thứ hai: Các nhà tiếp thị phải vượt qua nguyên tắc tiếp thị truyền thống về phạm vi và tần suất. Tiếp thị Số thành công khuyến khích mọi người tham gia trên một cơ sở bền vững. Điều này đòi hỏi việc hoạch định kế hoạch tốt hơn và một xác nhận rõ ràng.
"Quyền lực thứ 5"
Bởi hai nguyên lý đó và với sự bùng nổ các phương tiện truyền thông mới đã khiến thế giới truyền thông dịch chuyển từ "quyền lực thứ 4" - quyền lực của các tờ báo sang quyền lực "thứ 5" - quyền lực của công chúng. Quyền lực này đang ngày càng thể hiện một rõ nét.
Tại Việt Nam, đã có hơn 16 triệu người sử dụng mạng xã hội, với hơn 130.000 tên miền được đăng ký , tốc độ tăng trưởng 170% /năm, số người sử dụng internet đã lên tới hơn 23 triệu người sử dụng, và gần 5 tỷ số thuê bao di động….Đây là nền tảng rất tốt để truyền thông số phát triển tại Việt Nam.
Một chiến dịch quảng cáo công chúng (Nguồn: thehetre.vn)
Điều này được thể hiện bằng các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trong năm vừa qua của các hãng lớn như Pepsico với chiến dịch “ Tôi có thể”, Close up với chiến dịch “Thành phố thơm mát, chiến dịch “Người đẹp vì lụa” của công ty Sam Sung Vina, chiến dịch “7days2love” của nhãn Ponds, Lifecantwaitvn.com của Sunsilk... Chiến dịch “Đàn ông đích thực” cuả X-men, chiến dịch “ Là con gái thật tuyệt” của Diana,…
Bằng các chiến lược này, các hãng đã thu hút hàng trăm ngàn thành viên cả những người nổi tiếng lẫn bình dân, họ đến từ mọi ngành nghề, với đủ mọi lứa tuổi… Các doanh nghiệp có thể tác động trực tiếp và thường xuyên tới các đối tượng khách hàng tiềm năng này. Giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng có một mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau thông qua các công nghệ số.
Công chúng, người tham gia trong các  chiến dịch có thể chia sẽ, trao đổi, đưa ra nhận xét và tương tác với doanh nghiệp thông qua website của chiến dịch. Bên cạnh đó họ có thể đưa thông tin của mình lên các diễn đàn, mạng xã hội, blog cá nhân của họ…
Từ đó tạo ra một sự lan truyền số mạnh mẽ. Sức mạnh này đang dần dần biến thành một loại quyền lực thực sự. Mỗi lời nhận định của một người cũng có thể được hưởng ứng bởi nhiều người, mỗi cá nhân dần trở thành một “đại sứ thương hiệu”.
Họ có thể làm rạng danh một thương hiệu nhưng cũng có thể ngấm ngầm giết chết một thương hiệu. Bởi chính vì lẽ đó, các chuyên gia tiếp thị nhận định rằng: một trong những xu hướng chủ đạo của tiếp thị trong thời gian tới là tính cá nhân hóa.

Tương lai cho ngành tiếp thị Việt
Một người dân đang "tác nghiệp" trong lễ nhậm chức của TT Mỹ Obama (Ảnh nguồn: Aquasite)
Với xu hướng truyền thông số đang ngày càng phát triển, mỗi cá nhân sẽ trở thành nhà báo, mỗi doanh nghiệp trở thành các hãng thông tin tự cung cấp thông tin thì quyền lực mới đang được dịch chuyển về công chúng.
Khi nền tảng công nghệ ngày càng hỗ trợ đắc lực thì mỗi cá nhân, doanh nghiệp có thể tự thiết lập cho mình các kênh truyền thông riêng. Nơi đó, các tiếng nói đều xuất phát từ gốc. Báo chí sẽ có thể dần mất đi quyền lực của mình. Đây là xu hướng có thật nhưng ở mỗi quốc gia sẽ có tốc độ phát triển khác nhau.
Riêng Việt Nam, có 2 điểm khá thú vị là có tốc độ tăng trưởng số người dùng internet nhanh số 1 thế giới Tăng 9.561,5 %, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai (giai đoạn 2000-2008), và Việt Nam cũng là quốc gia có lượng người sử dụng Facebook tăng nhanh nhất thế giới. (Tính đến 15/3/2010 đã có 1,084160 người, chiếm 0.34% lượng người sử dụng Facebook trên toàn thế giới. (Nguồn checkfacebook.com)
Một con số không nhỏ nếu chúng ta biết rằng, tại thời điểm tháng 4/2009, con số này chỉ vào khoảng 73,280 người sử dụng, khi đó Việt Nam còn nằm vị trí áp chót trong số 30 nước sử dụng Facebook ít nhất thế giới.
Với 2 đặc điểm này cho thấy Việt Nam là một quốc gia rất năng động, có nhiều khả năng để dịch chuyển từ “quyền lực thứ 4” sang “quyền lực thứ 5” trong thời gian ngắn. Do vậy, Việt Nam cần có những chính sách, lộ trình và kế hoạch để các bước dịch chuyển đúng quy luật và phát triển bền vững.

Bài viết được tham khảo từ cuốn sách “Tiếp thị số - hướng dẫn thiết yếu cho truyền thông mới” của 2 tác giả Ian Fenwick và Kent Wertime.

Bài viết đăng trên Vietnamnet
http://www.tuanvietnam.net/2010-03-17-quyen-luc-thu-nam-

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010

Monologue to Dialogue Social Media And Digital Marketing

Case Study: The Barack Obama Strategy

The Power Of Web - Maximizing Digital Marketing

Eight Things Economic Developers Should be Doing with Social Media

7 Five Tenants Of Strategic Digital Marketing - Mikel Chertudi

ADMA's Annual Asia-Pacific Digital Marketing Survey 2009

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

Gặp gỡ thủ tướng Tony Blair tháng 4/2010

NỘI DUNG GẶP GỠ TONY BLAIR

Chúng ta có cơ hội gặp gỡ trực tiếp tại Hội nghị quốc tế 2010. Đây là hội nghị nơi 04 diễn giả phát triển tâm thức những người tham gia và họ sẽ đi sâu vào những chiến lược cho sự thành công. Trong đó, diễn giả quan trọng nhất là Cựu thủ tướng Tony Blair. Các diễn giả sẽ tập trung vào những lĩnh vực chuyên gia của họ, chia sẻ về những khía cạnh khác nhau của đầu tư và kinh doanh thành công cũng như nền tảng của cuộc sống thành công và giàu có.

Các diễn giả là những người rất giàu kiến thức và thú vị. Năng lượng từ những bài trao đổi của họ sẽ giúp người tham gia hội thảo cảm thấy vô cùng hứng thú. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn nạp lại năng lượng, nhìn thấy những khả năng vô hạn trong cuộc sống của bạn (cả về cá nhân và sự nghiệp) và nhắc nhở lại mình những điều cần làm trong cuộc sống và công việc kinh doanh. Hơn tất cả, hội thảo sẽ giúp bạn nhìn vào thực tế khi nghe các diễn giả chia sẻ các kinh nghiệm thực tế của họ. Hội thảo cũng cho chúng ta những ý tưởng và phương pháp để đào tạo và phát triển cá nhân.




TIỂU SỬ TONY BLAIR

Nhậm chức vào năm 1997, Tony Blair trở thành Thủ Tướng trẻ tuổi nhất nước Anh trong thế kỷ 20. Ông sinh ra tại Scotland nhưng sống thời niên thiếu tại Durham. Ông học ngành luật tại Oxford, và hành nghề luật sư đến năm 1983 thì trúng cử vào Nghị viện. Blair đã trở thành thành viên của đảng Lao động với nhiều quan điểm ôn hòa hơn trong các vấn đề tài khóa và xã hội, như vấn đề tội phạm. Ông trở thành lãnh đạo đảng Lao động vào năm 1994, và 3 năm sau đó ông trở thành Thủ tướng, thay thế John Major, khi ông giành được đa số phiếu ủng hộ của Nghị viện.

Kể từ khi hết nhiệm kỳ Thủ tướng vào ngày 27 tháng 6 năm 2007, Blair vẫn tích cực hoạt động xã hội, và có nhiều mối quan tâm. Ông thành lập quỹ Tony Blair Faith Foundation để tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo lớn và để chứng minh đức tin là một lực lượng cho điều tốt trong thế giới hiện đại. Quỹ này thực hiện với đạo Phật, đạo Hồi, thiên chúa giáo, đạo Sikh (tín ngưỡng một thần), Do thái và Hindu. Blair cho rằng đức tin sẽ ảnh hưởng lớn đến cách giải quyết những thách thức mà toàn cầu hóa mang lại. Một phần nhiệm vụ của quỹ này là vận động các cộng đồng tôn giáo hợp tác với nhau để theo đuổi các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói và xung đột toàn cầu.

Blair được biết đến là một trong những nhà diễn thuyết giỏi nhất về kinh tế ngày nay và tên tuổi của ông cũng được toàn thế giới biết đến. Tiếp nối sự nghiệp Thủ tướng Anh của mình, ông nhanh chóng được mời làm người đại diện, kiêm cố vấn doanh nghiệp. Trong 2 năm trở lại đây, ông đã đối thoại với hàng nghìn người tại các buổi hội thảo lớn nhỏ có quy mô từ 3 đến hơn 5000 người. Các hoạt động chuyên môn của ông tiếp tục đưa ông đến cả 5 châu lục.


THÔNG TIN KHOÁ HỌC- HỘI THẢO

Ngoài việc gặp gỡ trực tiếp với Tony Blair, chúng ta có cơ hội gặp gỡ với 03 diễn giả khác,Mr Robert G. Allen, một chuyên gia hàng đầu về thu nhập thụ động, Mr Spike Humer, một trong những chuyên gia marketing được săn lùng hàng đầu thế giới, và Mrs Loral Langemeier- một chuyên gia đào tạo về khởi sự doanh nghiệp và cách đầu tư tài chính hiệu quả.

- Địa điểm: Singapore Expo, Singapore

- Thời gian: 9am - 9pm 27-29/04/2010


CÁC MỨC VÉ

Vé GENERAL (thông thường): S $250

- Quyền lợi:

+ Tham gia khóa học

+ Được phát tài liệu khóa học

Vé GOLD (vé vàng): S$ 650 (đã hết)

- Quyền lợi:

+Tham gia khóa học

+Được phát tài liệu khóa học

Vé VIP (vé Vip): S$ 9,995

(Học phí bao gồm 2 vé)

- Quyền lợi:

+ Quyền tham gia khóa học

+ Được phát tài liệu khóa học

+ Được ngồi hàng ghế đầu

+ Ăn trưa với Tony Blair

Như vậy thông thường chi phí cho chuyến đi gặp gỡ Tony Blair sẽ là

250 $ Singapore + 200 USD vé máy bay = khoảng 7 triệu đồng

(Nếu cần phiên dịch sẽ có dịch vụ phiên dịch kèm theo)

XIN LIÊN HỆ

LÊ THÚY HẠNH

Địa chỉ: 02, Villa E, The Manor, Mỹ Đình Hà Nội

Cố định: 04 -37875503

Hot line: 0946 111 145

Email: info@lethuyhanh.vn