Tôi là một nhà nghiên cứu, nhà đào tạo trong lĩnh vực tên miền, website, digital marketing, new media và internet marketing. Tôi hiện làm việc tại tập đoàn Micronet. Micronet có 5 công ty thành viên. Digimarketing là một trong số đó, tôi giữ vị trí CEO. Tôi là người luôn học hỏi và chia sẻ, mong muốn đưa kiến thức, trí tuệ của tôi để tiếp thị hình ảnh Việt nam ra thế giới. Tôi có sở thích nghe nhạc, đọc sách, viết báo và chia sẻ trên các mạng xã hội.
Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012
Bkav.Com - Tổng hợp thương vụ mua lại tên miền Bkav.Com
Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng
nhấp vào đây để xem bài đăng.
11 Chiêu tăng lượng truy cập cho website
Tăng lượng truy cập cho website5 su5basata su101 utenti.
10 chiêu tăng lượng truy cập cho websiteNếu trang web của công ty bạn có thiết kế rất đẹp, rất tiện lợi và nội dung phong phú mà vẫn không thu hút được nhiều người dùng, hãy thử qua 10 “chiêu” sau đây.
Chiêu thứ nhất: “Tự tiến cử”
Rất nhiều người đã và đang có quan niệm rằng chỉ cần họ làm tốt phần nội dung và thiết kế trên trang web là người dùng web sẽ tự động “kéo đến ùn ùn”.
Nếu bạn cũng có suy nghĩ như thế này, hãy xem lại trường hợp của Susan Boyle. Mặc dù có một giọng hát “bằng vàng” nhưng Susan có thể sẽ mãi mãi chỉ là một “bà già xấu xí” 47 tuổi của một ngôi làng vô danh ở nước Anh nếu không có Internet. Trang web của các bạn cũng vậy, hãy tự mình tìm đến với người dùng và tạo cho họ một sự yên tâm khi truy cập vào website của bạn bằng những tính năng rất phổ biến như: thêm lựa chọn “bookmark” hay “favorites” (tính năng thêm trang mạng ưa thích) để người dùng lần sau có thể dễ dàng tìm đến. Chưa hết, ở cuối mỗi bài viết, hãy thêm những “nút” như “email this” (gửi bài viết này qua email) hoặc “Share this” (chia sẻ bài viết này với bạn bè) hay liên kết bằng các công cụ chia sẻ như Digg, Buzz, hoặc các dịch vụ tương tự ở Việt Nam như linkhay, tagvn, vnbookmark…
Hãy tiếp tục “tấn công” người đọc bằng các bản tin tổng hợp tuần trong đó phác thảo sơ lược những tin tức nổi bật nhất đã đăng trên trang web của bạn và tự động chuyển đến hộp thư của độc giả qua dịch vụ newsletter (tạm dịch: bản tin tổng hợp định kỳ).
Hãy tham gia các cuộc bình luận trên các diễn đàn, blog hay mạng xã hội trực tuyến và trích dẫn hoặc chứng minh bằng các đường link (liên kết) đến bài viết trên trang web của bạn. Nhưng hãy nhớ đừng “gây thù chuốc oán” bằng cách spam địa chỉ website của mình trên những địa chỉ đó.
Hãy đưa địa chỉ web của bạn vào chữ ký trong email, trong tài khoản Twitter, Facebook, trong blog….hay nói ngắn gọn là tất cả các tài khoản trực tuyến của bạn. Hãy khuyến khích các nhân viên trong công ty cùng làm như thế và tạo thành một truyền thống hay văn hóa của doanh nghiệp.
Chiêu thứ 2: Đừng chờ “ông” Google
Hãy là người tiên phong! Đừng đợi Google tìm đến bạn mà hãy tự động gửi trang web của bạn đến Google và tất cả các cỗ máy tìm kiếm khác mà bạn biết và có thể.
Chiêu thứ 3: Hãy đăng những bài viết hữu dụng
Điều này nghe có vẻ thừa nhưng cũng cần phải nói thêm. Hãy cố gắng có những bài viết có nội dung hấp dẫn một cách thường xuyên để lưu giữ độc giả liên tục quay lại với bạn. Hãy có một lịch xuất bản định kỳ bằng các công cụ lên lịch, hẹn giờ xuất bản để không cần phải thức dậy thật sớm mà vẫn có bài mới cập nhật.
Hãy chú ý đến tiêu đề lớn của mỗi bài viết và tận dụng những từ khóa đơn giản nhưng ấn tượng để hấp dẫn người đọc cũng như giúp họ dễ tìm lại bạn.
Chiêu thứ 4: Cần có một vài cộng tác viên chủ lực
Hãy tìm kiếm một vài người có khả năng viết tốt các vấn đề chính yếu trên website của bạn và mời họ tiếp tục đóng góp bài viết hoặc tham gia thường xuyên.
Chiêu thứ 5: Hãy tận dụng tối đa công nghệ
Đừng hy vọng một trang web chỉ toàn chữ (dù là hay đến mấy) có thể hấp dẫn người đọc. Hãy sử dụng hình ảnh, video, slideshow hay các loại hình đa phương tiện khác để thể hiện nội dung.
Chiêu thứ 6: Link và tag
Hãy đặt các liên kết (link) đến các website khác trong bài viết của bạn và đề nghị những blog, website, diễn đàn khác liên kết ngược lại với bạn. Một giải pháp khác là hãy đăng ký website của bạn với các dịch vụ tổng hợp web hoặc blog.
Hãy sử dụng các “đuôi” (tag) trong tiêu đề (title), trong nội dung bài viết… để tối ưu hóa giúp các cỗ máy tìm kiếm dễ thấy bạn nhất. HitTail là một trong những dịch vụ giúp đỡ bạn xây dựng cả một “ngôi nhà” bằng từ khóa (key word). Đừng quên hình ảnh, đặt tên cho ảnh minh họa trong mỗi bài viết cũng là một dạng từ khóa rất quan trọng giúp bạn “luôn luôn nổi bật” trong mắt các cỗ máy tìm kiếm.
Chiêu thứ 7: Hãy gắn bó với độc giả
Hãy trả lời thật sớm và trực tiếp với những email hoặc bình luận của độc giả. Thậm chí một bức email thật ngắn cũng là một sự khởi động tốt cho cuộc đối thoại 2 chiều. Hãy thường xuyên, hoặc định kỳ tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến độc giả. Theo dõi thường xuyên và phân tích các thông số thống kê cũng là một biện pháp tốt. Có thể, bạn hãy tham gia vào một vài dịch vụ đồng bộ hóa nội dung ví dụ như BlogBurst.
Chiêu thứ 8: Hãy cung cấp RSS
Feedburner và FeedDemon là 2 địa chỉ giúp bạn khởi tạo dịch vụ này khá tốt.
Chiêu thứ 9: Hãy suy nghĩ “ở tầm toàn cầu”
Internet là một môi trường có tính toàn cầu, đừng bao giờ quên điều ấy. Và mặc dù website của bạn chỉ cung cấp thông tin mang tính địa phương, bạn vẫn có thể thu hút người dùng web ở những quốc gia khác nên hãy đừng “tự nhốt” chính mình. Hãy mở rộng nội dung đến các đề tài khác, quan điểm khác và nếu website của bạn có thêm phiên bản bằng tiếng nước ngoài thì thật tốt hơn nữa.
Chiêu thứ 10: Đừng bỏ quên thế giới thực
Mặc dù website của bạn sống trong thế giới “ảo” nhưng nó không thể rời xa thế giới thực và công việc tăng lượng truy cập của bạn cũng vậy. Hãy đưa website của bạn vào các cuộc đối thoại cá nhân, hãy dùng mồm miệng, và nếu có thể, các trang quảng cáo in ấn được đặt ở một vị trí đẹp cũng mang lại hiệu quả không hề nhỏ.
Chiêu thứ…”11”: Hãy kiên nhẫn
Xây dựng một website có lượng truy cập lớn luôn luôn đòi hỏi nhiều thời gian. Hãy đặt ra các mục tiêu ngắn hạn để phấn đấu nhưng hãy nhớ rằng đây là một quá trình lâu dài và bền bỉ nên hãy kiên nhẫn ở mức tối đa.
Chiêu thứ nhất: “Tự tiến cử”
Rất nhiều người đã và đang có quan niệm rằng chỉ cần họ làm tốt phần nội dung và thiết kế trên trang web là người dùng web sẽ tự động “kéo đến ùn ùn”.
Nếu bạn cũng có suy nghĩ như thế này, hãy xem lại trường hợp của Susan Boyle. Mặc dù có một giọng hát “bằng vàng” nhưng Susan có thể sẽ mãi mãi chỉ là một “bà già xấu xí” 47 tuổi của một ngôi làng vô danh ở nước Anh nếu không có Internet. Trang web của các bạn cũng vậy, hãy tự mình tìm đến với người dùng và tạo cho họ một sự yên tâm khi truy cập vào website của bạn bằng những tính năng rất phổ biến như: thêm lựa chọn “bookmark” hay “favorites” (tính năng thêm trang mạng ưa thích) để người dùng lần sau có thể dễ dàng tìm đến. Chưa hết, ở cuối mỗi bài viết, hãy thêm những “nút” như “email this” (gửi bài viết này qua email) hoặc “Share this” (chia sẻ bài viết này với bạn bè) hay liên kết bằng các công cụ chia sẻ như Digg, Buzz, hoặc các dịch vụ tương tự ở Việt Nam như linkhay, tagvn, vnbookmark…
Hãy tiếp tục “tấn công” người đọc bằng các bản tin tổng hợp tuần trong đó phác thảo sơ lược những tin tức nổi bật nhất đã đăng trên trang web của bạn và tự động chuyển đến hộp thư của độc giả qua dịch vụ newsletter (tạm dịch: bản tin tổng hợp định kỳ).
Hãy tham gia các cuộc bình luận trên các diễn đàn, blog hay mạng xã hội trực tuyến và trích dẫn hoặc chứng minh bằng các đường link (liên kết) đến bài viết trên trang web của bạn. Nhưng hãy nhớ đừng “gây thù chuốc oán” bằng cách spam địa chỉ website của mình trên những địa chỉ đó.
Hãy đưa địa chỉ web của bạn vào chữ ký trong email, trong tài khoản Twitter, Facebook, trong blog….hay nói ngắn gọn là tất cả các tài khoản trực tuyến của bạn. Hãy khuyến khích các nhân viên trong công ty cùng làm như thế và tạo thành một truyền thống hay văn hóa của doanh nghiệp.
Chiêu thứ 2: Đừng chờ “ông” Google
Hãy là người tiên phong! Đừng đợi Google tìm đến bạn mà hãy tự động gửi trang web của bạn đến Google và tất cả các cỗ máy tìm kiếm khác mà bạn biết và có thể.
Chiêu thứ 3: Hãy đăng những bài viết hữu dụng
Điều này nghe có vẻ thừa nhưng cũng cần phải nói thêm. Hãy cố gắng có những bài viết có nội dung hấp dẫn một cách thường xuyên để lưu giữ độc giả liên tục quay lại với bạn. Hãy có một lịch xuất bản định kỳ bằng các công cụ lên lịch, hẹn giờ xuất bản để không cần phải thức dậy thật sớm mà vẫn có bài mới cập nhật.
Hãy chú ý đến tiêu đề lớn của mỗi bài viết và tận dụng những từ khóa đơn giản nhưng ấn tượng để hấp dẫn người đọc cũng như giúp họ dễ tìm lại bạn.
Chiêu thứ 4: Cần có một vài cộng tác viên chủ lực
Hãy tìm kiếm một vài người có khả năng viết tốt các vấn đề chính yếu trên website của bạn và mời họ tiếp tục đóng góp bài viết hoặc tham gia thường xuyên.
Chiêu thứ 5: Hãy tận dụng tối đa công nghệ
Đừng hy vọng một trang web chỉ toàn chữ (dù là hay đến mấy) có thể hấp dẫn người đọc. Hãy sử dụng hình ảnh, video, slideshow hay các loại hình đa phương tiện khác để thể hiện nội dung.
Chiêu thứ 6: Link và tag
Hãy đặt các liên kết (link) đến các website khác trong bài viết của bạn và đề nghị những blog, website, diễn đàn khác liên kết ngược lại với bạn. Một giải pháp khác là hãy đăng ký website của bạn với các dịch vụ tổng hợp web hoặc blog.
Hãy sử dụng các “đuôi” (tag) trong tiêu đề (title), trong nội dung bài viết… để tối ưu hóa giúp các cỗ máy tìm kiếm dễ thấy bạn nhất. HitTail là một trong những dịch vụ giúp đỡ bạn xây dựng cả một “ngôi nhà” bằng từ khóa (key word). Đừng quên hình ảnh, đặt tên cho ảnh minh họa trong mỗi bài viết cũng là một dạng từ khóa rất quan trọng giúp bạn “luôn luôn nổi bật” trong mắt các cỗ máy tìm kiếm.
Chiêu thứ 7: Hãy gắn bó với độc giả
Hãy trả lời thật sớm và trực tiếp với những email hoặc bình luận của độc giả. Thậm chí một bức email thật ngắn cũng là một sự khởi động tốt cho cuộc đối thoại 2 chiều. Hãy thường xuyên, hoặc định kỳ tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến độc giả. Theo dõi thường xuyên và phân tích các thông số thống kê cũng là một biện pháp tốt. Có thể, bạn hãy tham gia vào một vài dịch vụ đồng bộ hóa nội dung ví dụ như BlogBurst.
Chiêu thứ 8: Hãy cung cấp RSS
Feedburner và FeedDemon là 2 địa chỉ giúp bạn khởi tạo dịch vụ này khá tốt.
Chiêu thứ 9: Hãy suy nghĩ “ở tầm toàn cầu”
Internet là một môi trường có tính toàn cầu, đừng bao giờ quên điều ấy. Và mặc dù website của bạn chỉ cung cấp thông tin mang tính địa phương, bạn vẫn có thể thu hút người dùng web ở những quốc gia khác nên hãy đừng “tự nhốt” chính mình. Hãy mở rộng nội dung đến các đề tài khác, quan điểm khác và nếu website của bạn có thêm phiên bản bằng tiếng nước ngoài thì thật tốt hơn nữa.
Chiêu thứ 10: Đừng bỏ quên thế giới thực
Mặc dù website của bạn sống trong thế giới “ảo” nhưng nó không thể rời xa thế giới thực và công việc tăng lượng truy cập của bạn cũng vậy. Hãy đưa website của bạn vào các cuộc đối thoại cá nhân, hãy dùng mồm miệng, và nếu có thể, các trang quảng cáo in ấn được đặt ở một vị trí đẹp cũng mang lại hiệu quả không hề nhỏ.
Chiêu thứ…”11”: Hãy kiên nhẫn
Xây dựng một website có lượng truy cập lớn luôn luôn đòi hỏi nhiều thời gian. Hãy đặt ra các mục tiêu ngắn hạn để phấn đấu nhưng hãy nhớ rằng đây là một quá trình lâu dài và bền bỉ nên hãy kiên nhẫn ở mức tối đa.
Lương Hương - ICTNews (Theo Gadgetwise, NY Times
Phân biệt PR và Marketing
Bách khoa Toàn thư Thế giới (The World Book Encyclopedia) định nghĩa “Public Relations” (hay “PR”) là “một hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp/truyền thông và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức hoặc cá nhân với một hoặc nhiều nhóm được mệnh danh là công chúng."
Nguồn gốc và chức năng PR
NGUỒN GỐC PR ?
Có 3 lĩnh vực được xem là có quan hệ trực tiếp đến vị trí của PR trong xã hội hiện đại, bao gồm báo chí, quảng cáo và marketing. Nhưng PR không phụ thuộc vào 3 lĩnh vực này. PR không phải là báo chí, không phải là quảng cáo và cũng không phải là marketing .
Về nguồn gốc, có thể nói PR là một sản phẩm hình thành từ phương Tây, cụ thể là từ Mỹ. PR bắt đầu xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ 19, bởi một số nhà báo Mỹ tiến bộ. Nhưng suốt một thời gian dài, PR gần như chỉ được thừa nhận ở Mỹ. Mãi sau này, nó mới được phổ biến ở châu Âu và gần đây nhất là châu Á. Chính vì vậy, đa số các tổ chức và công ty ở châu Á vẫn chưa biết đến và sử dụng một cách thật hữu hiệu phương tiện đầy hiệu quả này. Cho đến nay, các trường dạy báo chí phương Tây cũng chính là nơi đào tạo nhân lực chính cho ngành PR: học viên học các môn cơ sở như nhau, sau đó người học PR sẽ được đào tạo chuyên sâu thêm những nghiệp vụ của ngành đó để làm việc chuyên môn. Như vậy, có thể nói về căn bản, PR bắt nguồn từ báo chí.
B. ChỨC NĂNG PR
PR có những nghiệp vụ liên quan đến việc thu thập thông tin đầu vào và xử lý thông tin đầu ra. PR cũng làm một trong những nhiệm vụ đặc biệt là quảng bá cho hình ảnh của tổ chức (đôi khi người ta sử dụng cụm từ ''''đánh bóng thương hiệu'''' là chưa chính xác, vì PR không chỉ đánh bóng mà còn là một trong những bên tham gia chính trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu)
Các lĩnh vực hoạt động của PR
· Tư vấn chiến lược với lãnh đạo công ty
· Quan hệ báo chí: tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí, thu xếp các buổi phỏng vấn...
· Tổ chức các sự kiện: khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm...
· Đối phó với các rủi ro: khiếu nại, tranh chấp... hoặc những lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm của DN.
· Các hoạt động tài trợ cộng đồng.
· Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng.
· Quan hệ PR đối nội.
· Tư vấn cho các yếu nhân trong giao tế, phát ngôn...
Trong quan hệ với marketing, Philip Kotler, một trong những ông tổ của marketing hiện đại đã có một định nghĩa lừng danh rằng: Trong kinh doanh, PR là chữ P thứ năm của chiến lược marketing (bốn chữ P kinh điển kia là: Product, Price, Place và Promotion). Khi sử dụng PR trong các chiến dịch marketing, người ta gọi đó là marketing communications. Do vậy, với marketing, PR là một thành tố quan trọng và người đồng hành không thể thiếu.
Vai trò của PR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu
"2/3 các vị giám đốc Marketing và Giám đốc nhãn hiệu ở Mỹ tin rằng PR giữ vai trò quan trọng hơn quảng cáo trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu" (nguồn Marketing report, 1999)
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hoá, dịch vụ đa dạng phong phú, người tiêu dùng gặp khó khǎn trong việc phân biệt, đánh giá sán phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
"Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thi trường" (P.Kotler)
Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo thương hiệu bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Trong đó có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những hoạt động cũng như mục tiêu của doanh nghiệp.
PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp Marketing: bán hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, các hoạt động tài trợ, triển lãm. PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức từ hoạt động phi lợi nhuận, đến hoạt động kinh doanh thương mại, hội từ thiện, các tổ chức, đảng phái chính trị , các doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí, y tế......
Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu.
Ví dụ như tã lót Huggies đang tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ "Bé Huggies nǎng động", hoặc Unilever vận động chương trình "Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO" cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng.
Hơn nữa, thông điệp PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương tiện trung gian như các hoạt động tài trợ, từ thiện hoặc các bài viết trên báo, vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú nên dễ gây cảm tình và dễ được công chúng chấp nhận.
Ví dụ các trường đại học trong và ngoài nước tham gia triển lãm "Ngày hội Đào tạo & Việc làm" tại Khách sạn New World, do Sứ quán Pháp tài trợ kinh phí nhằm mục đích tiếp cận với các đối tượng, quảng bá các chương trình đào tạo của họ. Tại triển lãm này, chính hoạt động PR đã giúp cho các trường đại học chuyển tài nhiều thông tin cụ thể đến các đối tượng có liên quan.
PR đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp:
- Tung ra sản phẩm mới
- Làm mới sản phẩm cũ
- Nâng cao uy tín
- Doanh nghiệp có ngân sách hạn chế
- Doanh nghiệp gặp khủng hoảng
Nguồn gốc và chức năng PR
NGUỒN GỐC PR ?
Có 3 lĩnh vực được xem là có quan hệ trực tiếp đến vị trí của PR trong xã hội hiện đại, bao gồm báo chí, quảng cáo và marketing. Nhưng PR không phụ thuộc vào 3 lĩnh vực này. PR không phải là báo chí, không phải là quảng cáo và cũng không phải là marketing .
Về nguồn gốc, có thể nói PR là một sản phẩm hình thành từ phương Tây, cụ thể là từ Mỹ. PR bắt đầu xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ 19, bởi một số nhà báo Mỹ tiến bộ. Nhưng suốt một thời gian dài, PR gần như chỉ được thừa nhận ở Mỹ. Mãi sau này, nó mới được phổ biến ở châu Âu và gần đây nhất là châu Á. Chính vì vậy, đa số các tổ chức và công ty ở châu Á vẫn chưa biết đến và sử dụng một cách thật hữu hiệu phương tiện đầy hiệu quả này. Cho đến nay, các trường dạy báo chí phương Tây cũng chính là nơi đào tạo nhân lực chính cho ngành PR: học viên học các môn cơ sở như nhau, sau đó người học PR sẽ được đào tạo chuyên sâu thêm những nghiệp vụ của ngành đó để làm việc chuyên môn. Như vậy, có thể nói về căn bản, PR bắt nguồn từ báo chí.
B. ChỨC NĂNG PR
PR có những nghiệp vụ liên quan đến việc thu thập thông tin đầu vào và xử lý thông tin đầu ra. PR cũng làm một trong những nhiệm vụ đặc biệt là quảng bá cho hình ảnh của tổ chức (đôi khi người ta sử dụng cụm từ ''''đánh bóng thương hiệu'''' là chưa chính xác, vì PR không chỉ đánh bóng mà còn là một trong những bên tham gia chính trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu)
Các lĩnh vực hoạt động của PR
· Tư vấn chiến lược với lãnh đạo công ty
· Quan hệ báo chí: tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí, thu xếp các buổi phỏng vấn...
· Tổ chức các sự kiện: khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm...
· Đối phó với các rủi ro: khiếu nại, tranh chấp... hoặc những lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm của DN.
· Các hoạt động tài trợ cộng đồng.
· Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng.
· Quan hệ PR đối nội.
· Tư vấn cho các yếu nhân trong giao tế, phát ngôn...
Trong quan hệ với marketing, Philip Kotler, một trong những ông tổ của marketing hiện đại đã có một định nghĩa lừng danh rằng: Trong kinh doanh, PR là chữ P thứ năm của chiến lược marketing (bốn chữ P kinh điển kia là: Product, Price, Place và Promotion). Khi sử dụng PR trong các chiến dịch marketing, người ta gọi đó là marketing communications. Do vậy, với marketing, PR là một thành tố quan trọng và người đồng hành không thể thiếu.
Vai trò của PR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu
"2/3 các vị giám đốc Marketing và Giám đốc nhãn hiệu ở Mỹ tin rằng PR giữ vai trò quan trọng hơn quảng cáo trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu" (nguồn Marketing report, 1999)
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hoá, dịch vụ đa dạng phong phú, người tiêu dùng gặp khó khǎn trong việc phân biệt, đánh giá sán phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
"Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thi trường" (P.Kotler)
Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo thương hiệu bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Trong đó có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những hoạt động cũng như mục tiêu của doanh nghiệp.
PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp Marketing: bán hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, các hoạt động tài trợ, triển lãm. PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức từ hoạt động phi lợi nhuận, đến hoạt động kinh doanh thương mại, hội từ thiện, các tổ chức, đảng phái chính trị , các doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí, y tế......
Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu.
Ví dụ như tã lót Huggies đang tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ "Bé Huggies nǎng động", hoặc Unilever vận động chương trình "Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO" cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng.
Hơn nữa, thông điệp PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương tiện trung gian như các hoạt động tài trợ, từ thiện hoặc các bài viết trên báo, vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú nên dễ gây cảm tình và dễ được công chúng chấp nhận.
Ví dụ các trường đại học trong và ngoài nước tham gia triển lãm "Ngày hội Đào tạo & Việc làm" tại Khách sạn New World, do Sứ quán Pháp tài trợ kinh phí nhằm mục đích tiếp cận với các đối tượng, quảng bá các chương trình đào tạo của họ. Tại triển lãm này, chính hoạt động PR đã giúp cho các trường đại học chuyển tài nhiều thông tin cụ thể đến các đối tượng có liên quan.
PR đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp:
- Tung ra sản phẩm mới
- Làm mới sản phẩm cũ
- Nâng cao uy tín
- Doanh nghiệp có ngân sách hạn chế
- Doanh nghiệp gặp khủng hoảng
Phân biệt giữa marketing và bán hàng
Phân biệt marketing và sale
gửi bởi dongoc » 28/11/11 21:52
Khái niệm Marketing xuất hiện đầu những năm 1900. Nó được hiểu là một khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều công ty sử dụng Marketing để giúp khâu sản xuất “tống khứ” đi sản phẩm. Họ quan niệm Marketing chính là việc bán hàng. Đây là một cách hiểu rất sai lệch nhưng lại đang khá phổ biến trong phạm vi kinh doanh cũng như trong suy nghĩ của nhiều người.
Thực tế, Marketing và bán hàng hầu như đối lập với nhau. Bán hàng chỉ tập trung vào việc bán càng nhiều sản phẩm càng tốt nhưng Marketing được hiểu chính xác là bộ phận tạo ra khách hàng cho công ty. Nhưng bản chất của Marketing và việc bán hàng hiểu một cách đầy đủ là thế nào? Làm sao để phân biệt Marketing với bán hàng ? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi này.
Quan điểm kinh doanh tập trung vào bán hàng
Đây là quan điểm cho rằng người tiêu dùng bảo thủ và do đó có sức ỳ hay thái độ ngần ngại, chần chừ trong việc mua sắm hàng hóa. Vì vậy để thành công, doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mãi, phải tạo ra các cửa hàng hiện đại, phải huấn luyện được đội ngũ nhân viên bán hàng biết lôi kéo và thuyết phục khách hàng nhanh chóng vượt qua trở ngại về tâm lý bằng bất cứ cách thức nào. Đẩy được nhiều hàng và thu được nhiều tiền từ phía khách hàng là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác
Quan điểm kinh doanh theo cách thức marketing
Quan điểm này khẳng định chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu (khách hàng) từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Có nghĩa là Marketing hướng các nhà quản trị doanh nghiệp vào việc trả lời hai câu hỏi :
(1) liệu thị trường có cần hết-mua hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra?
(2) Liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền để mua hay không?
Kinh doanh theo cách thức Marketing tức là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường- nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.
So sánh quan điểm bán hàng và quan điểm Marketing
Có thể so sánh Marketing với việc bán hàng dựa trên 4 tiêu chí sau: điểm xuất phát, trung tâm chú ý, các biện pháp thực hiện, và mục tiêu đạt tới của mỗi hình thức
Một là điểm xuất phát: Trong khi xuất phát điểm của việc bán hàng là tại nhà máy thì Marketing lại là thị trường mục tiêu- lấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm xuất phát điểm của hoạt động kinh doanh.
Hai là trung tâm chú ý: trọng tâm chú ý của việc bán hàng là sản xuất ra sản phẩm theo chủ ý của nhà kinh doanh. Trái ngược lại, Marketing tập trung hoàn toàn vào việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Sự tương phản giữa bán hàng và Marketing được nêu rõ trong phát biểu của Lester Wunderman, một nhà Marketing nổi tiếng: “Bản tụng ca của cuộc Cách mạng Công nghiệp là bản tụng ca của nhà sản xuất, họ nói rằng “Đây là cái do tôi làm ra, sao bạn không vui lòng mua nó đi?” Còn trong thời đại thông tin hiện nay thì lại là người mua hàng đang hỏi: “Đây là cái tôi muốn, sao bạn không vui lòng sản xuất?
Ba là các biện pháp thực hiện: hoạt động Marketing đòi hỏi sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp (marketing hỗn hợp) chứ không chỉ các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng. Các biện pháp marketing hỗn hợp bao gồm marketing đối ngoại-marketing với khách hàng và marketing đối nội. Marketing khách hàng tức là doanh nghiệp phải tìm các cách thức để tìm ra nhu cầu của khách hàng và biến nhu cầu đó thành việc mua hàng hóa của doanh nghiệp. Marketing đối nội tức là doanh nghiệp phải làm tốt các khâu như tuyển dụng, huấn luyện, quán triệt và động viên tới mọi bộ phận, mọi nhân viên của doanh nghiệp vì một mục tiêu hoạt động chung là làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo sự thành công cho doanh nghiệp, marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại.
Bốn là mục tiêu lợi nhuận: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa marketing với việc bán hàng. Mục tiêu của bán hàng là tăng lợi nhuận nhờ tăng lượng bán sản phẩm. Tuy nhiên, mục tiêu của marketing mang tầm vĩ mô, hướng tăng lợi nhuận bằng cách doanh nghiệp phải làm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Marketing là phải tạo ra giá trị bằng cách cung cấp những giải pháp tốt hơn, giúp giảm bớt thời gian và sức lực cho việc tìm mua hàng của khách. Nhờ đó đưa đến cho xã hội một tiêu chuẩn sống cao hơn.
Thực tế, Marketing và bán hàng hầu như đối lập với nhau. Bán hàng chỉ tập trung vào việc bán càng nhiều sản phẩm càng tốt nhưng Marketing được hiểu chính xác là bộ phận tạo ra khách hàng cho công ty. Nhưng bản chất của Marketing và việc bán hàng hiểu một cách đầy đủ là thế nào? Làm sao để phân biệt Marketing với bán hàng ? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi này.
Quan điểm kinh doanh tập trung vào bán hàng
Đây là quan điểm cho rằng người tiêu dùng bảo thủ và do đó có sức ỳ hay thái độ ngần ngại, chần chừ trong việc mua sắm hàng hóa. Vì vậy để thành công, doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mãi, phải tạo ra các cửa hàng hiện đại, phải huấn luyện được đội ngũ nhân viên bán hàng biết lôi kéo và thuyết phục khách hàng nhanh chóng vượt qua trở ngại về tâm lý bằng bất cứ cách thức nào. Đẩy được nhiều hàng và thu được nhiều tiền từ phía khách hàng là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác
Quan điểm kinh doanh theo cách thức marketing
Quan điểm này khẳng định chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu (khách hàng) từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Có nghĩa là Marketing hướng các nhà quản trị doanh nghiệp vào việc trả lời hai câu hỏi :
(1) liệu thị trường có cần hết-mua hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra?
(2) Liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền để mua hay không?
Kinh doanh theo cách thức Marketing tức là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường- nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.
So sánh quan điểm bán hàng và quan điểm Marketing
Có thể so sánh Marketing với việc bán hàng dựa trên 4 tiêu chí sau: điểm xuất phát, trung tâm chú ý, các biện pháp thực hiện, và mục tiêu đạt tới của mỗi hình thức
Một là điểm xuất phát: Trong khi xuất phát điểm của việc bán hàng là tại nhà máy thì Marketing lại là thị trường mục tiêu- lấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm xuất phát điểm của hoạt động kinh doanh.
Hai là trung tâm chú ý: trọng tâm chú ý của việc bán hàng là sản xuất ra sản phẩm theo chủ ý của nhà kinh doanh. Trái ngược lại, Marketing tập trung hoàn toàn vào việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Sự tương phản giữa bán hàng và Marketing được nêu rõ trong phát biểu của Lester Wunderman, một nhà Marketing nổi tiếng: “Bản tụng ca của cuộc Cách mạng Công nghiệp là bản tụng ca của nhà sản xuất, họ nói rằng “Đây là cái do tôi làm ra, sao bạn không vui lòng mua nó đi?” Còn trong thời đại thông tin hiện nay thì lại là người mua hàng đang hỏi: “Đây là cái tôi muốn, sao bạn không vui lòng sản xuất?
Ba là các biện pháp thực hiện: hoạt động Marketing đòi hỏi sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp (marketing hỗn hợp) chứ không chỉ các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng. Các biện pháp marketing hỗn hợp bao gồm marketing đối ngoại-marketing với khách hàng và marketing đối nội. Marketing khách hàng tức là doanh nghiệp phải tìm các cách thức để tìm ra nhu cầu của khách hàng và biến nhu cầu đó thành việc mua hàng hóa của doanh nghiệp. Marketing đối nội tức là doanh nghiệp phải làm tốt các khâu như tuyển dụng, huấn luyện, quán triệt và động viên tới mọi bộ phận, mọi nhân viên của doanh nghiệp vì một mục tiêu hoạt động chung là làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo sự thành công cho doanh nghiệp, marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại.
Bốn là mục tiêu lợi nhuận: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa marketing với việc bán hàng. Mục tiêu của bán hàng là tăng lợi nhuận nhờ tăng lượng bán sản phẩm. Tuy nhiên, mục tiêu của marketing mang tầm vĩ mô, hướng tăng lợi nhuận bằng cách doanh nghiệp phải làm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Marketing là phải tạo ra giá trị bằng cách cung cấp những giải pháp tốt hơn, giúp giảm bớt thời gian và sức lực cho việc tìm mua hàng của khách. Nhờ đó đưa đến cho xã hội một tiêu chuẩn sống cao hơn.
Doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ tên miền Việt Nam
Thứ Bảy, 23/07/2011 - 13:24
(DDDN.COM.VN)Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hay tổ chức đã không quan tâm đầy đủ đến tên miền dotVN. Điều này đương nhiên dẫn đến việc, những kẻ nhanh nhạy đã đi trước một bước khi đăng ký tên miền mang thương hiệu của tổ chức hay doanh nghiệp đó, dẫn tới không ít trường hợp thất thoát tên miền hay những vụ tranh chấp đáng tiếc.Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thúy Hạnh - Phó TGĐ Tập đoàn Micronet – đơn vị trực tiếp triển khai dự án này về những phương án, giải pháp nhằm bảo vệ tên miền Việt Nam.
Việt Nam đang đứng đầu các quốc gia có số lượng đăng ký tên miền quốc gia nhiều nhất tại khu vực Đông nam Á với gần 200.000 tên miền. Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng tên miền là 170% mỗi năm. Điều này chứng tỏ Việt Nam ngày càng ý thức được vai trò quan trọng của tên miền trong nền kinh tế số. Cũng chính vì thế, các doanh nhân, doanh nghiệp tiên phong đã chủ động đăng ký tên miền, thiết kế website và đưa doanh nghiệp của mình tiến ra thị trường toàn cầu. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân cũng đang dần dần thiết lập cho mình các cổng thông tin để giới thiệu và phát triển hình ảnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phần lớn mọi người chưa ý thức được ý nghĩa của tên miền và thương hiệu số. Chính vì thế, họ thờ ơ hoặc không chú trọng đến vấn đề này. Đây là lý do để những người sớm ý thức được vai trò của tên miền đăng ký các tên miền quan trọng của ngành, của doanh nghiệp và cá nhân nổi bật. Từ đó, diễn ra các cuộc tranh chấp. Thường thì các chủ thể khi đi đăng ký tên miền chỉ đăng ký một tên miền. Vì họ nghĩ như vậy là đủ. Họ để ngỏ các tên miền còn lại. Ví dụ Vietcombank, chỉ đăng ký Vietcombank.com.vn và không đăng ký vietcombank.vn/.net.vn. Trong khi chỉ cần chi phí thêm vài ba triệu để bao vây tên miền thì Ngân hàng này đã để các tên miền đó cho những người khác đăng ký, cũng giống như nhà xây tường rào 1 phía còn 03 phía còn lại thì để trống. Đó là cơ hội cho “kẻ trộm” nhảy vào. Nóng nhất là thời điểm cấp tên miền cấp 2 dotVN. Trung tâm Internet Việt nam đã dành 8 tháng để kêu gọi và ưu tiên đăng ký cho các doanh nghiệp, thương hiệu, tổ chức có bản quyền và nhãn hiệu. Nhưng trong thời gian đó, rất ít thương hiệu và tổ chức quan tâm. Từ 16/6/2008, đến giai đoạn cấp phát tự do cho ai đến trước cấp trước. Chỉ trong 03 ngày đã có hơn 4.000 tên miền được đăng ký, trrong đó, phần lớn đã thuộc về các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài. 90% tên miền ngân hàng đã bị mất, một số tên miền của các tổ chức, đơn vị báo chí khác cũng vậy. Các vụ tranh chấp tên miền thường đi vào bế tắc. Bởi tên miền không phải là thương hiệu, và không được Luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ. Bởi thương hiệu giống nhau rất nhiều và ở các ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Còn tên miền là duy nhất. Chính vì thế, tình trạng tranh chấp tên miền diễn ra rất nóng bỏng nhưng chưa có lời giải.
- Với những kết quả khảo sát của Micronet, nhiều tên miền quan trọng dotVN của Việt Nam đã rơi vào tay các tổ chức hay cá nhân từ nước ngoài. Đây phải chăng là một tiềm ẩn đầy rủi ro đối với thương hiệu số của các doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam trong hiện tại cũng như trong tương lai, thưa bà?
Chúng ta có thể nhận thấy, các doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng tới việc phát triển thị trường quốc tế. Những Tập đoàn như HP, Google, Microsoft, Coca-cola…đều mua tên miền tại tất cả các quốc gia. Không chỉ mua một tên mà mua bao vây tất cả các tên miền, từ .com.vn/.vn/net/.org…Chứng tỏ họ là những người nhìn xa trông rộng và chủ động trong hội nhập phát triển kinh tế trên môi trường Internet.
Ngược lại, chúng ta thử hình dung các tập đoàn lớn, các thương hiệu lớn sẽ ra sao nếu để mất tên miền quốc gia của mình? Họ sẽ không có những tên miền cao cấp và chỉ đích danh. Ví dụ như Petrolimex không có Petrolimex.vn/com.vn mà dùng Pertrolimexvn.com thì hình ảnh thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tên miền đó có thể gây nhầm lẫn, không chuyên nghiệp và không mang tính đại diện cho quốc gia. Đặc biệt, nếu tên miền đó không thuộc chủ thể các thương hiệu mà các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài thì điều gì sẽ xảy ra?. Chắc chắn sẽ có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, đưa nội dung xấu làm mất uy tín. Hoặc là lý do để các thương hiệu dần dần mất đi khách hàng của mình do tình trạng nhầm lẫn.
Những tên miền của các Tập đoàn, thương hiệu hoặc các tổ chức lớn của Việt Nam nếu rơi vào tay nước ngoài hoặc cá nhân thiếu hiểu biết sẽ không chỉ ảnh hưởng đến họ, mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hình ảnh quốc gia. Đặc biệt là khi phần lớn các Tập đoàn, thương hiệu để mất tên miền của mình.
Rủi ro cận kề nhất là khi các doanh nghiệp, Tập đoàn, tổ chức, cá nhân khi nhận ra vai trò của tên miền và muốn mua lại thì họ sẽ phải chi ra số tiền không nhỏ. Thay vì 1 triệu đồng đăng ký họ có thể phải bỏ ra hàng chục ngàn đô-la để mua lại. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới ngân sách tài chính của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân.
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu khái niệm về đầu cơ. Hoạt động đầu cơ chỉ là tạo ra sự khan hiếm hàng trong một thời gian rồi đưa ra bán, nó chỉ phù hợp với loại sản phẩm có giới hạn về số lượng. Tên miền không giới hạn về số lượng, vì có thể thiết lập ra hàng triệu đến hàng tỷ tên miền từ 29 chữ cái và 10 chữ số. Cho nên, không ai có thể mua hết tên miền và tạo ra khan hiếm được.
Do nhận thức tầm quan trọng của tên miền được nâng cao, nên càng ngày càng có nhiều tên miền được đăng ký. Cho nên chắc chắn sẽ có nhiều người đầu tư. Tương tự như những nhà đầu tư tên miền trên thế giới. Tên miền phát triển sẽ tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển, ngành quảng cáo trực tuyến phát triển.
Trên thực tế, chúng ta nên thúc đẩy thị trường tên miền. Thương mại điện tử chỉ phát triển khi tên miền được phát triển. Giống như bất động sản chỉ phát triển khi bất động sản có thị trường. Nếu không, các doanh nghiệp phát triển tên miền thành website sẽ không thể chuyển nhượng được. Nó làm cho các doanh nghiệp hạn chế phát triển website, thu hẹp đầu tư. Thị trường tên miền phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của toàn bộ ngành CNTT và truyền thông số tại Việt Nam. Như trên thế giới hiện nay, ngành công nghiệp tên miền phát triển khuyến khích mọi người ứng dụng Internet trong việc truyền thông, quảng bá công việc kinh doanh của mình. Giá tên miền sẽ càng ngày càng rẻ, sẽ khuyến khích mọi người ứng dụng nhiều hơn. Từ đó, nền kinh tế Internet sẽ có điều kiện phát triển bền vững.
- Được biết Micronet quyết định triển khai một chương trình mang đầy tính cộng động, đó là bảo vệ những tên miền quan trọng của Việt Nam không bị thất thoát trên môi trường Internet. Bên cạnh việc tuyên truyền về ý thức bảo vệ tên miền thì hành động thiết thực nhất của chương trình Bảo vệ tên miền chính là việc chương trình sẽ đứng ra đăng ký tên miền cho những tổ chức, doanh nghiệp nào còn chưa quan tâm đến chính thương hiệu của mình, rồi một dịp thích hợp nào đó sẽ bàn giao lại tên miền cho tổ chức, doanh nghiệp đó. Cụ thể của chương trình này thế nào, thưa bà?
Tập đoàn Micronet đang hướng đến xây dựng nền kinh tế Internet. Micronet nhận thức được vai trò quan trọng của website, thương hiệu số và tên miền. Micronet đã dành nhiều nguồn lực để sở hữu các tên miền nhằm kiến tạo nên một mô hình kinh tế mới - nền kinh tế dựa trên Internet.
Khi nhận thức được tầm trọng của website, cánh cổng để hội nhập với thế giới, Micronet đồng thời nhận thức rất rõ vai trò then chốt của tên miền. Tên miền chính là thương hiệu trong thời đại số. Một tên miền đẹp và đúng sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc hình thành thương hiệu trên mạng internet. Tên miền chính danh, chuyên nghiệp, đúng lĩnh vực là vô cùng cần thiết cho mỗi doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
Do đó, Micronet đã đăng ký cho mình và đồng thời đăng ký bảo vệ cho các tập đoàn, thương hiệu, các tổ chức, cá nhân, địa phương, chương trình, dự án quan trọng tại Việt nam. Micronet đã đăng ký hơn 100 tên miền quan trọng để không rơi vào các tổ chức, cá nhân nước ngoài như Vietcombank.vn, Agribank.vn, Petrolimex.vn…Khi các tổ chức, doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của tên miền chúng tôi sẽ bàn giao và chuyển lại. Hiện tại chúng tôi đã bàn giao chuyển lại khá nhiều tên miền cho các doanh nghiệp như bitexcoland.vn, jaguar.vn, vannghequandoi.vn…Hiện chúng tôi đang bảo vệ cho rất nhiều ngân hàng, các bộ ngành, các dự án, các chương trình…
Ngoài ra, chúng tôi bảo vệ cho nhiều đối tượng gồm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, địa phương, chương trình, dự án… Chúng tôi còn bảo vệ các tên miền của các hòn đảo như quandaotruongsa.vn, quandaohoangsa.vn…Chúng tôi bảo vệ những địa danh trên mạng Internet. Bởi theo chúng tôi, đó chính là tài nguyên và lãnh thổ quốc gia. Đó là biên giới số. Chúng tôi lo ngại một ngày chúng ta không còn các tên miền đó, rơi vào các đối tượng xấu, họ sẽ những thông tin sai lệch, có lợi cho họ. Môi trường Internet là một môi trường mở. Những thông tin như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa, chính trị, kinh tế và cả an ninh quốc gia.
Ông Nguyễn Thanh Bình - TGĐ Micronet chuyển giao tên miền cho đại diện Hiệp hội Ngân hàng
|
Chúng tôi nhận thức rằng biên giới số chính là ranh giới của thế giới hiện nay. Chúng tôi sẽ cố gắng để càng ngày càng bảo vệ được nhiều tên miền dotVN hơn nữa. Trên thực tế, còn rất nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp lớn chưa ý thức được giá trị của tên miền nên cần được cảnh báo và bảo vệ. Chúng tôi sẽ bảo vệ cho họ để khi họ nhận thức được, có thể nhận lại tên miền của mình. Tuy nhiên, một mình chúng tôi không thể làm được. Bởi phần lớn hiện nay các tên miền thương hiệu tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp lớn vẫn còn. Chúng tôi chỉ có thể bảo vệ được rất ít. Chúng tôi sẽ tổ chức nhiều sự kiện để chia sẻ ý nghĩa và tầm quan trọng của tên miền. Chúng tôi sẽ hướng đến đào tạo, tư vấn nhiều hơn. Đặc biệt, chúng tôi hướng đến lập một quỹ Bảo vệ Tên để mua lại nhiều tên miền quốc gia quan trọng đang bị chủ thể nước ngoài sở hữu và rao bán trên thị trường. Chúng tôi tin rằng, với cách làm này, sẽ giúp cho việc đảm bảo an ninh mạng và an ninh thông tin trong tương lai. Các tập đoàn, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…sẽ được bảo vệ khi họ chưa nhận thức kịp thời và đúng đắn.
- Xin cảm ơn bà.
Tên miền được xem là thương hiệu của website, là một dạng tài nguyên số quan trọng bậc nhất trên mạng Internet. Ở Việt Nam, tên miền dotVN được coi là tài nguyên quốc gia và cần được phát triển mạnh, bền vững để không những nâng cao giá trị hình ảnh Internet Việt Nam với thế giới bên ngoài mà còn thúc đẩy trình độ ứng dụng và các giao dịch của cộng đồng người dân Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp trên Internet.
|
Lại Hợp Nhân thực hiện
5 kẻ thù của kế hoạch tiếp thị
5 kẻ thù của kế hoạch tiếp thị4 su5basata su102 utenti.
Tương tự như chiến thuật tác chiến hoàn hảo, một kế hoạch tiếp thị thiết thực giúp bạn định hướng phát triển cho công ty. Ngoài ra tính linh động là yếu tố không thể thiếu trong hoạch định vì trong khi thử nghiệm và đo lường hiệu quả, sẽ có lúc bạn cần thay đổi chiến thuật để nắm bắt hoặc gia tăng thêm thị phần trong một lĩnh vực nhất định.
5 kẻ thù của kế hoạch tiếp thị
Vì thế, một kế hoạch tốt không nhất thiết phải cực kỳ phức tạp. Jay Conrad Levinson, bậc thầy về chiến thuật “du kích” trong tiếp thị cho rằng chỉ cần 7 câu là bạn có thế viết nên một kế hoạch marketing hoàn hảo.
Tuy nhiên, có những điều bạn cần ghi nhớ khi lập kế hoạch marketing.Đừng quên rằng kế hoạch marketing hoàn hảo chính là sự kết hợp tổng thểgiữa chiến lược và chiến thuật, và bạn không thể chỉ chọn 1 trong 2 điều này.
Theo sát những quy tắc căn bản. Tập hợp những ý tưởng chủ quan như “hình ảnh”, “xây dựng thương hiệu” và “sáng tạo” là những công cụ marketing quan trọng nhưng chúng không mang tính “sống còn” bằng việc thấm nhuần những quy tắc căn bản.
Dù đây là lần đầu tiên hay lần thứ n bạn phải lập kế hoạch marketing, bạn nên tránh những “kẻ thù” sau:
1. Viết những thứ “râu rìa”.
“Râu rìa” là bất cứ thứ gì không liên quan cụ thể với một con số, chiến lược hay chiến thuật. Dùng những từ chung chung cũng là một dạng “râu rìa”. Giả dụ, bạn mô tả đối tượng khách hàng của mình là “tất cả mọi người” hoặc “trên 50 tuổi” vẫn chưa đủ cụ thể và sớm muộn gì bạn cũng gặp khó khăn với đối tượng quá mơ hồ này.
Ngược lại, bạn nên nghĩ theo hướng hẹp hơn, thay vì nói “tất cả mọi người”, bạn có thể tập trung vào “nam giới, khoảng 16 tuổi, thích chơi trò chơi điện tử và trượt ván.” Hoặc thay các đối tượng “trên 50 tuổi”bằng “phụ nữ trung niên, ít nhất 50 tuổi, hay mua hàng trực tuyến ít nhất 3 lần/tuần.”
Nên nhớ rằng tiếp thị là “mua” khách hàng. Hãy tưởng tượng như bạn đangđi vào một cửa hàng tạp hóa và mua mọi thứ. Có thể bạn muốn vậy nhưng túi tiền chỉ có giới hạn. Trong tiếp thị, điều này có nghĩa là bạn nên“mua” khách hàng lý tưởng nhất trong khả năng cho phép.
Vì vậy, hãy chọn ra đâu là đối tượng bạn hướng đến và ngân sách có thểchi ra để tiếp cận họ. Sau đó, lập kế hoạch và thực hiện. Thực tế, đây là điều mà ai cũng biết (kể cả đối thủ của bạn) nhưng không phải ai cũng thực hiện nghiêm túc, hoặc có thể họ có làm nhưng lại đi theo một kếhoạch đầy “râu rìa”, không cụ thể.
2. Không nghiên cứu các con số
Tiếp thị là một bài toán, và toán học thì toàn những con số. Suy ra, kinh doanh cũng toàn các con số. Nếu bạn không biết số liệu thì khó có thể thành công. Bạn không thể lập một kế hoạch tiếp thị mà không biết phải mất bao nhiêu tiền để có được khách hàng, doanh số trung bình là bao nhiêu, cần đạt mức lợi nhuận cỡ nào, hay một khách hàng trung bình cần phải mua bao nhiêu lần, v.v. Nếu bạn dành $1,000 cho quảng cáo, bạn phải biết mình cần bao nhiêu doanh số để bù lại chi phí, và bao nhiêu thì mới sinh lời.
3. Quá phụ thuộc vào sáng tạo
Sáng tạo là tốt, nhưng nếu quá phụ thuộc vào sáng tạo mà ảnh hưởng đến chiến thuật và kết quả là điều tối kỵ. Một bài học điển hình chính là sự khác biệt giữa Pets.com - thương hiệu nổi tiếng một thời, hiện đã biến mất trên thị trường, và eBay (vẫn nổi tiếng và thành công đến ngày nay). Nếu Pets.com phụ thuộc rất nhiều vào biểu tượng con rối bằng vớ và quảng cáo TV để xây dựng thương hiệu, thì eBay (dưới sự lãnh đạo của Meg Whitman lúc bấy giờ) đã chọn chiến thuậtđể thúc đẩy kinh doanh.
Bằng cách tách khỏi mô hình đấu giá hàng sưu tập ban đầu và hướng đến những thị trường cao cấp hơn, eBay đã đẩy được giá tiêu thụ hàng lên cao, một trong những thước đo quan trọng để tính phí giao dịch. Dù kinh doanh con rối bằng vớ thực sự sáng tạo nhưng việc tăng giá bán là điều khó khăn. Vì thế, đây lại là một lý do nữa tại sao bạn nên tìm hiểu các con số trước khi phát triển công ty.
4. Đánh đồng tiếp thị với quảng cáo
Quảng cáo là một phần của bất kỳ chiến lược tiếp thị nào nhưng nó không phải là tất cả. Tiếp thị không chỉ là cách bán sản phẩm/dịch vụ, nhưngđó còn là cách nhân viên của bạn tiếp xúc với khách hàng ra sao và văn hóa công ty được xây dựng thế nào.
Ngoài ra, đó còn bao gồm các phương diện chiến lược và chiến thuật khi xác định và phân khúc các khách hàng mục tiêu, khám phá lợi thế cạnh tranh và USP (unique selling proposition), chiến lược đặt giá, bán hàng, khuyến mãi cũng như thiết lập vào theo dõi hệ thống quản lý khách hàng thường xuyên, thử nghiệm và đo lường tất cả những hoạt động này để đạtđược hiệu quả tốt nhất và tối đa hóa ROI.
Nên chú ý rằng nếu quảng cáo không mang về ROI, bạn đã rơi vào chiếc bẫy sáng tạo, vừa không hiệu quả vừa lãng phí. Bạn biết mình mắc bẫy khi có người nói với bạn rằng “một nửa quảng cáo của anh hiệu quả, nửa còn lại thì không. Vấn đề là chẳng biết mình đang thuộc nửa nào”.
5. Quên tiếp cận khách hàng đang có và tiềm năng:
Với những công ty đã qua được giai đoạn khởi nghiệp, không cách nào phát triển nhanh và hiệu quả bằng cách tiếp cận nhóm khách hàng hiện có và những khách hàng tiềm năng cao. Nhìn chung, chi phí để có được một khách hàng mới cao gấp 6 lần so với việc bán hàng cho một khách hàng cũ. Vì thế, nếu kế hoạch của bạn không bao gồm những đối tượng quen thuộc này, bạn đã bỏ qua một nguồn lợi lớn.
Nhiều chuyên gia tiếp thị quá mải mê theo đuổi thị trường và khách hàng mới đến nỗi họ quên mất “mỏ vàng” mà mình đanng sở hữu. Bạn nên tránh xa vết xe đổ này và phát triển các chiến lược có thể giúp bạn tận dụng tối đa những nguồn lực quý báu mà mình đang có.
Mỗi năm bạn nên dành thời gian để xác định mục tiêu và cách thức để phát triển hơn trong năm kế tiếp. Thành công sẽ đến nhờ một phần vào những gì bạn vạch ra trong kế hoạch tiếp thị, do đó, đừng quên tránh né những sai lầm đã nêu trên.
Người ta thường ví marketing là một cuộc chiến, và điều này đúng. Bạn có thể chiến thắng bằng sự bền bỉ của mình. Nếu bạn vượt xa đối thủ về mặt hiệu quả, tài chiến lược và cả sự kiên trị, bạn sẽ thu được nhiều hơn, không chỉ về mặt tiếp thị .
Nguồn: dna.com.vn
Top 10 ứng dụng phát triển web
Top 10 ứng dụng phát triển web4 su5basata su101 utenti.
10 ứng dụng sau đây là những dự đoán nhưng các nhà phân tích khẳng định sẽ là chìa khóa thành công nếu các doanh nghiệp nhanh nhạy tận dụng được sức mạnh công nghệ trong 5 năm tới. Web 2.0 và các ứng dụng có tính chiến lược trong kỷ nguyên số sẽ đóng vai trò quan trọng đối với thành công của các doanh nghiệp tương lai.
1. Công cụ “chẩn đoán” mạng xã hội
Twitter, Facebook và LinkedIn đang lên ngôi và có sức hút mạnh mẽ với người dùng, nhưng cũng chỉ mới chập chững bước vào ngõ cửa doanh nghiệp. Tuy vậy, tương lai của các mạng xã hội này là rất sáng sủa. Chúng sẽ sớm trở thành phương tiện giao tiếp, liên lạc hiệu quả ngay trong doanh nghiệp cũng như với toàn thế giới. Vấn đề là các ứng dụng, dịch vụ này thuộc sở hữu của các công ty quản lý độc lập và gần như việc sử dụng chúng nằm trong quyền kiểm soát của người dùng - nhân công chứ không phải các doanh nghiệp.
Sự xuất hiện của công cụ “chẩn đoán” mạng xã hội là rất cần thiết khi nó cho phép doanh nghiệp có thể nắm được giá trị của các mạng xã hội, xem chúng được đánh giá, thảo luận và mức độ sử dụng ra sao.
2. Diễn đàn hỗ trợ người dùng
Doanh nghiệp của bạn có một nhóm người dùng trên Facebook, nhóm khác là các blogger và không ít khách hàng khác dùng Twitter để theo dõi sản phẩm. Bạn sẽ thiết kế một diễn đàn trợ giúp sản phẩm của mình ra sao, nơi các khách hàng có thể bày tỏ cảm xúc sử dụng sản phẩm, đưa ra những trục trặc gặp phải để thảo luận và tìm kiếm sự trợ giúp, đồng thời diễn đàn cũng là nơi có thể tận dụng đóng góp của các khách hàng nhiệt tình ủng hộ để điều chỉnh hướng phát triển sản phẩm mới? Trên diễn đàn hỗ trợ người dùng, chắc chắn bạn có thể tạo được những đoạn video giới thiệu sản phẩm, các bài thuyết trình trực tuyến và hướng dẫn từ xa để giới thiệu định hướng, phát triển chiến lược của công ty.
3. Ứng dụng theo dõi, kiểm tra mức tiêu thụ năng lượng
Đây không hẳn là ý tưởng mới. Các thiết bị đo đạc số sẽ không chỉ cho phép bạn theo dõi và quản lý lượng điện năng tiêu thụ mà còn là một công cụ xác định tiêu chí “xanh hóa” để có thể giành ưu thế trước các đối thủ.
4. Ứng dụng theo dõi trạng thái hoạt động của công ty theo thời gian thực
Tình hình tài chính, nhân lực, hệ thống IT và con số kiểm kê hàng hóa ra sao? Một ứng dụng hỗ trợ theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian thực sẽ là một phần của kế hoạch trở thành doanh nghiệp thông minh.
5. Công cụ đo tiến độ công việc
Các hồ sơ ghi thông tin cá nhân của khách hàng hiện nay ra sao? Bạn đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu báo cáo tài chính hay chưa? Tình hình an toàn lao động và các bản báo cáo về môi trường ra sao? Các yêu cầu về khả năng đáp ứng công việc thường tốn kém khá nhiều thời gian trong doanh nhiệp, do đó các hệ thống có thể đánh giá được những yêu cầu này sẽ trở thành một phần trong bộ ứng dụng trong doanh nghiệp.
6. Công cụ phân tích hiểm họa doanh nghiệp
Thời suy giảm kinh tế như hiện nay chẳng ai để ý đến những bảng phân tích hiểm họa doanh nghiệp. Trong khi ban đầu giới lãnh đạo tự tin dự đoán họ có thể đánh giá và khống chế được tình hình rủi ro tài chính, cơn bão suy thoái vẫn như quả bom nổ chậm âm thầm phát nổ. Khả năng đánh giá tổng thể những nguy cơ rủi ro về tài chính trong doanh nghiệp sẽ trở thành một trong những hoạt động và yêu cầu quan trọng đối với các ngân hàng, công ty bảo hiểm và giới doanh nhân.
7. Ứng dụng đánh giá được khả năng của nguồn nhân lực và xây dựng các dự án phù hợp
Các công ty cần phải xây dựng được những kế hoạch cụ thể phù hợp với khả năng của đội ngũ nhân công. Tuy nhiên, rõ ràng liên tục có các dự án khác nhau sẽ dẫn đến tình trạng công việc chồng chéo và khó có thể xây dựng được đội ngũ nhân lực đáp ứng được chuẩn công nghiệp. Điều này còn trở nên phức tạp hơn nhiều khi đội ngũ nhân công phân tán và công việc buộc phải có sự tham gia của đội ngũ người làm toàn thời gian, part-time hay theo dạng hợp đồng. Khả năng nhanh chóng xây dựng được đội ngũ nhân lực trong điều kiện nhiều cơ hội thị trường mới xuất hiện đóng vai trò quan trọng sự thành bại của doanh nghiệp trong 5 năm tới.
8. Trung tâm quản lý tổng thể
Quản trị chuỗi cung ứng và khâu kiểm kê hàng hóa vẫn là một trong những bài toán hóc búa đối với doanh nghiệp. Các bộ phận và sản phẩm dựa vào công nghệ xác nhận đối tượng bằng sóng vô tuyến nay mai sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nhưng trong điều kiện nguồn cung tiếp tục đến từ khắp nơi trên địa cầu, những nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng sẽ gặp phải ít nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp không những phải xác định được nguồn gốc sản phẩm mình đang sản xuất mà còn phải nắm rõ các thành phần bên trong để tránh những liên lụy pháp lý đáng tiếc. Ứng dụng hỗ trợ theo dõi mọi thứ được đưa vào sản phẩm sẽ là một trong số các ưu tiên hàng đầu trong các doanh nghiệp tương lai.
9. Ứng dụng hỗ trợ xác định khả năng cạnh tranh, khả năng cung cấp sản phẩm và định mức giá cả ở mức tối đa
Giá cả sản phẩm và dịch vụ luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp dành sự quan tâm hàng đầu. Nay mai vấn đề này còn trở nên thiết yếu hơn nữa khi giá cả sẽ được cân ly điều chỉnh từng giây phút một theo thời gian thực. Đối với các sản phẩm tiêu dùng chỉ cần kiếm thêm được một vài đồng trên mỗi sản phẩm mà không gây nên phiền phức hay khó chịu đối với khách hàng đã là một thành công lớn. Mặc dù vậy, niêm yết giá cả sản phẩm không phải là một vấn đề đơn giản. Trong khi đó, giá cả dịch vụ vẫn thường sẽ là điểm hấp dẫn nhất lôi kéo khách hàng, qua đó có thể dự đoán được những gì người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay khi mức lãi suất thấp đi, tình hình cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu căng thẳng hơn và người tiêu dùng vẫn chưa thật sự sẵn sàng móc hầu bao do tình hình suy thoái của nền kinh tế đồng nghĩa các hệ thống định mức giá cả vẫn chưa phải là ưu tiên hàng đầu.
10. Ứng dụng tiếp cận và giữ chân khách hàng
Tiếp cận, cung cấp thông tin cho khách hàng (cũng như quảng bá với các khách hàng tiềm năng) sẽ trở thành chìa khóa để thúc đẩy doanh số. Các sản phẩm và dịch vụ mới sẽ tiếp tục được cải tiến nhanh hơn so với những gì được truyền dạy trong nhà trường. Trong khi đó thảo luận từ các nhóm người dùng hay mạng xã hội có thể cho biết khách hàng đánh giá sản phẩm ra sao. Hãy xem thị trường smartphone hiện nay, người dùng vẫn tiếp tục thảo luận xem nên chọn iPhone, Android hay Windows Mobile. Hỗ trợ tiếp cận và giữ chân khách hàng, giải quyết trục trặc của sản phẩm mà không làm phiền lòng người dùng vẫn đang là một trong những ứng dụng mà các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm giải pháp.
1. Công cụ “chẩn đoán” mạng xã hội
Twitter, Facebook và LinkedIn đang lên ngôi và có sức hút mạnh mẽ với người dùng, nhưng cũng chỉ mới chập chững bước vào ngõ cửa doanh nghiệp. Tuy vậy, tương lai của các mạng xã hội này là rất sáng sủa. Chúng sẽ sớm trở thành phương tiện giao tiếp, liên lạc hiệu quả ngay trong doanh nghiệp cũng như với toàn thế giới. Vấn đề là các ứng dụng, dịch vụ này thuộc sở hữu của các công ty quản lý độc lập và gần như việc sử dụng chúng nằm trong quyền kiểm soát của người dùng - nhân công chứ không phải các doanh nghiệp.
Sự xuất hiện của công cụ “chẩn đoán” mạng xã hội là rất cần thiết khi nó cho phép doanh nghiệp có thể nắm được giá trị của các mạng xã hội, xem chúng được đánh giá, thảo luận và mức độ sử dụng ra sao.
2. Diễn đàn hỗ trợ người dùng
Doanh nghiệp của bạn có một nhóm người dùng trên Facebook, nhóm khác là các blogger và không ít khách hàng khác dùng Twitter để theo dõi sản phẩm. Bạn sẽ thiết kế một diễn đàn trợ giúp sản phẩm của mình ra sao, nơi các khách hàng có thể bày tỏ cảm xúc sử dụng sản phẩm, đưa ra những trục trặc gặp phải để thảo luận và tìm kiếm sự trợ giúp, đồng thời diễn đàn cũng là nơi có thể tận dụng đóng góp của các khách hàng nhiệt tình ủng hộ để điều chỉnh hướng phát triển sản phẩm mới? Trên diễn đàn hỗ trợ người dùng, chắc chắn bạn có thể tạo được những đoạn video giới thiệu sản phẩm, các bài thuyết trình trực tuyến và hướng dẫn từ xa để giới thiệu định hướng, phát triển chiến lược của công ty.
3. Ứng dụng theo dõi, kiểm tra mức tiêu thụ năng lượng
Đây không hẳn là ý tưởng mới. Các thiết bị đo đạc số sẽ không chỉ cho phép bạn theo dõi và quản lý lượng điện năng tiêu thụ mà còn là một công cụ xác định tiêu chí “xanh hóa” để có thể giành ưu thế trước các đối thủ.
4. Ứng dụng theo dõi trạng thái hoạt động của công ty theo thời gian thực
Tình hình tài chính, nhân lực, hệ thống IT và con số kiểm kê hàng hóa ra sao? Một ứng dụng hỗ trợ theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian thực sẽ là một phần của kế hoạch trở thành doanh nghiệp thông minh.
5. Công cụ đo tiến độ công việc
Các hồ sơ ghi thông tin cá nhân của khách hàng hiện nay ra sao? Bạn đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu báo cáo tài chính hay chưa? Tình hình an toàn lao động và các bản báo cáo về môi trường ra sao? Các yêu cầu về khả năng đáp ứng công việc thường tốn kém khá nhiều thời gian trong doanh nhiệp, do đó các hệ thống có thể đánh giá được những yêu cầu này sẽ trở thành một phần trong bộ ứng dụng trong doanh nghiệp.
6. Công cụ phân tích hiểm họa doanh nghiệp
Thời suy giảm kinh tế như hiện nay chẳng ai để ý đến những bảng phân tích hiểm họa doanh nghiệp. Trong khi ban đầu giới lãnh đạo tự tin dự đoán họ có thể đánh giá và khống chế được tình hình rủi ro tài chính, cơn bão suy thoái vẫn như quả bom nổ chậm âm thầm phát nổ. Khả năng đánh giá tổng thể những nguy cơ rủi ro về tài chính trong doanh nghiệp sẽ trở thành một trong những hoạt động và yêu cầu quan trọng đối với các ngân hàng, công ty bảo hiểm và giới doanh nhân.
7. Ứng dụng đánh giá được khả năng của nguồn nhân lực và xây dựng các dự án phù hợp
Các công ty cần phải xây dựng được những kế hoạch cụ thể phù hợp với khả năng của đội ngũ nhân công. Tuy nhiên, rõ ràng liên tục có các dự án khác nhau sẽ dẫn đến tình trạng công việc chồng chéo và khó có thể xây dựng được đội ngũ nhân lực đáp ứng được chuẩn công nghiệp. Điều này còn trở nên phức tạp hơn nhiều khi đội ngũ nhân công phân tán và công việc buộc phải có sự tham gia của đội ngũ người làm toàn thời gian, part-time hay theo dạng hợp đồng. Khả năng nhanh chóng xây dựng được đội ngũ nhân lực trong điều kiện nhiều cơ hội thị trường mới xuất hiện đóng vai trò quan trọng sự thành bại của doanh nghiệp trong 5 năm tới.
8. Trung tâm quản lý tổng thể
Quản trị chuỗi cung ứng và khâu kiểm kê hàng hóa vẫn là một trong những bài toán hóc búa đối với doanh nghiệp. Các bộ phận và sản phẩm dựa vào công nghệ xác nhận đối tượng bằng sóng vô tuyến nay mai sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nhưng trong điều kiện nguồn cung tiếp tục đến từ khắp nơi trên địa cầu, những nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng sẽ gặp phải ít nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp không những phải xác định được nguồn gốc sản phẩm mình đang sản xuất mà còn phải nắm rõ các thành phần bên trong để tránh những liên lụy pháp lý đáng tiếc. Ứng dụng hỗ trợ theo dõi mọi thứ được đưa vào sản phẩm sẽ là một trong số các ưu tiên hàng đầu trong các doanh nghiệp tương lai.
9. Ứng dụng hỗ trợ xác định khả năng cạnh tranh, khả năng cung cấp sản phẩm và định mức giá cả ở mức tối đa
Giá cả sản phẩm và dịch vụ luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp dành sự quan tâm hàng đầu. Nay mai vấn đề này còn trở nên thiết yếu hơn nữa khi giá cả sẽ được cân ly điều chỉnh từng giây phút một theo thời gian thực. Đối với các sản phẩm tiêu dùng chỉ cần kiếm thêm được một vài đồng trên mỗi sản phẩm mà không gây nên phiền phức hay khó chịu đối với khách hàng đã là một thành công lớn. Mặc dù vậy, niêm yết giá cả sản phẩm không phải là một vấn đề đơn giản. Trong khi đó, giá cả dịch vụ vẫn thường sẽ là điểm hấp dẫn nhất lôi kéo khách hàng, qua đó có thể dự đoán được những gì người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay khi mức lãi suất thấp đi, tình hình cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu căng thẳng hơn và người tiêu dùng vẫn chưa thật sự sẵn sàng móc hầu bao do tình hình suy thoái của nền kinh tế đồng nghĩa các hệ thống định mức giá cả vẫn chưa phải là ưu tiên hàng đầu.
10. Ứng dụng tiếp cận và giữ chân khách hàng
Tiếp cận, cung cấp thông tin cho khách hàng (cũng như quảng bá với các khách hàng tiềm năng) sẽ trở thành chìa khóa để thúc đẩy doanh số. Các sản phẩm và dịch vụ mới sẽ tiếp tục được cải tiến nhanh hơn so với những gì được truyền dạy trong nhà trường. Trong khi đó thảo luận từ các nhóm người dùng hay mạng xã hội có thể cho biết khách hàng đánh giá sản phẩm ra sao. Hãy xem thị trường smartphone hiện nay, người dùng vẫn tiếp tục thảo luận xem nên chọn iPhone, Android hay Windows Mobile. Hỗ trợ tiếp cận và giữ chân khách hàng, giải quyết trục trặc của sản phẩm mà không làm phiền lòng người dùng vẫn đang là một trong những ứng dụng mà các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm giải pháp.
NHẬT VƯƠNG - Báo Tuổi Trẻ Online (Theo eWeek)
Tags:
Tin liên quan:
- Thiết kế đẹp là nơi ý tưởng thăng hoa
- Thương hiệu và ý tưởng thiết kế sáng tạo
- Thiết kế sáng tạo
- Chuyên trang thế giới kinh tế
- Thiết kế website mặt dựng
- Siêu âm cường độ cao
- Web sản phẩm danh tiếng
- Dự án website thiết kế đẹp
- Xây dựng website điện - thiết bị điện
- Thông tin du lịch Việt Nam
Tin mới hơn:
- Thiết kế web với HTML động
- Khái niệm và cách dùng HTML
- Khái niệm Thiết kế web
- Nội dung Website – tất cả là về “The Why”
Tin cũ hơn:
- 10 lỗi hay gặp của website Việt Nam
- Tại sao nên chọn VeriSign?
- Tầm quan trọng của SSL Certificates
- Web 2.0 và rủi ro trong bảo mật
- Vòng đời của tên miền quốc tế
- Lựa chọn nhà thiết kế website
- Thế nào là một website tốt?
- Blog và kinh doanh
4 Cấp độ Marketing, Bạn đã biết?
Nhu cầu và tầm quan trọng của chức năng marketing trong một tổ chức kinh doanh là đã rõ, kể cả ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu và luận điểm về marketing của những nhà nghiên cứu marketing như Philip Kotler, đã được khắp thế giới nhìn nhận và lấy làm giáo trình dạy môn marketing. Tuy nhiên, trong thực tế việc ứng dụng marketing vào trong hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn nhiều nhận thức khác nhau.
Quan điểm của các nhà lãnh đạo về marketing có thể chia thành 4 cấp độ phổ biến nhất như dưới đây:
Cấp độ 1: Marketing là truyền thông, quảng cáo.
Nhóm này nhận thức rằng “làm marketing” đơn giản chỉ là làm quảng cáo/quảng bá cho một sản phẩm hay dịch vụ. Tại thị trường Việt Nam của chúng ta cách đâu không lâu nhiều người còn nghĩ marketing chỉ đơn giản là làm quảng cáo hay thuê mấy cô PG đi mời khách dùng thử sản phẩm, nên mỗi khi cần biết về tình hình marketing tại Việt Nam, chúng ta chỉ hỏi những người làm dịch vụ media.
Đối với nhóm này, khi nói làm marketing họ hiểu là sẽ thực hiện một quảng cáo, hay một chương trình khuyến mãi.
Cấp độ 2: Marketing là 4P
Nhóm thứ hai có hiểu biết về marketing sâu hơn nhóm 1. Nhóm nầy nhận thức rằng marketing là phát triển sản phẩm, định giá, tổ chức phân phối và hoạch định những chương trình truyền thông, quảng bá thương hiệu để hỗ trợ sản phẩm thâm nhập thị trường.
Nhóm nầy thường triển khai kế hoạch marketing dựa trên cơ sở marketing mix (4P: product, price, place, promotion). Họ cố làm ra những sản phẩm thật tốt rồi ấn định giá bán, tổ chức kênh phân phối và quảng bá, tiếp thị để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
Cấp độ 3: Marketing là phân khúc, chọn thị trường mục tiêu và định vị
Nhóm thứ ba có tư duy thị trường hơn, họ cho rằng để làm marketing cần phải phân tích thị trường, áp dụng phân khúc ( Segmentation), sau đó chọn thị trường mục tiêu (Targeting) và định vị doanh nghiệp (Postioning) để khai thác cơ hội thị trường.
Nhóm này thể hiện tư duy định hướng thị trường qua việc khai thác thông tin thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Họ áp dụng phân khúc để chia thị trường ra thành nhiều nhiều thị trường nhỏ, và sau đó họ chọn thị trường để phục vụ rồi định vị doanh nghiệp của mình để khai thác cơ hội kinh doanh.
Cấp độ 4: Marketing là triết lý công ty.
Nhóm này xem marketing như là một triết lý của công ty, mọi người trong công ty từ cấp quản lý cho đến công nhân sản xuất đều thấm nhuần và nhận thức được vai trò của họ trong việc đạt được mục tiêu marketing của công ty.
Nhóm này tin rằng marketing giúp doanh nghiệp tăng trưởng kinh tế thông qua việc giành được, duy trì và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
Nhóm này thể hiện quan điểm marketing và xây dựng thương hiệu là trách nhiệm của tất cả mọi người, marketing là kim chỉ nam cho tất cả mọi hoạt động của công ty, bao phủ từ cơ cấu tổ chức cho đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khách hàng của công ty, với mục đích cuối cùng là chiếm được sự hài lòng khách hàng.
Cấp độ 1 đến cấp độ 4: Quá trình dịch chuyển nhận thức
Sự khác biệt của từng cấp độ có thể xuất phát từ sự khác biệt về trình độ hiểu biết hay cách tiếp cận marketing khác nhau của những người lãnh đạo. Có người cho rằng đi từ cấp độ 1 đến cấp độ 4 là cả một quá trình chuyển hóa về sự nhận thức của cấp lãnh đạo công ty, và đôi khi đi kèm theo đó là sự trả giá.
Thoạt tiên, bạn chỉ “nói” marketing, tức là chỉ truyền thông, quảng bá ra bên ngoài những gì tốt đẹp về sản phẩm. Sau đó bạn nhận ra rằng có lẽ như thế thôi là chưa đủ vì khách hàng không dễ tìm ra sản phẩm để mua, và giá cả cũng chưa được tối ưu… nên hiệu quả chưa cao. Sau đó bạn bắt đầu quan tâm đến các yếu tố P khác như sản phẩm, giá và kênh phân phối.
Có được những hoạt động truyền thông hỗ trợ, có một chính sách giá phù hợp và đưa được sản phẩm thâm nhập vào kênh phân phối tốt hẳn đã mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, khi thị trường bắt đầu có những đối thủ lớn tham gia, mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn, lúc ấy bạn cảm thấy doanh nghiệp mình đuối sức. Nếu duy trì hoạt động truyền thông đại trà, phân phối đều khắp thị trường thì ngân sách quá cao công ty không chịu nổi. Còn nếu cắt giảm chi phí thì không bán được hàng. Từ đó bạn nghĩ có lẽ mình cần phải xác định lại thị trường và định hướng sản phẩm cho phù hợp với một số đối tượng khách hàng thôi, thay vì chung chung như trước. Và như vậy bạn nhận ra là mình phải nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để từ đó áp dụng phân khúc thị trường. Từ những phân khúc thị trường mà bạn khám phá ra, bạn chọn cho mình những phân khúc thích hợp với năng lực của doanh nghiệp, bạn cũng nhận thấy doanh nghiệp của mình cần phải định vị lại để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường tốt hơn.
Trong quá trình thực hiện như cấp độ 3, bạn nhận ra rằng thật khó mà tổ chức công việc và định vị doanh nghiệp để cạnh tranh một cách hiệu quả trừ phi mọi người trong công ty phải đồng lòng, phải cùng nhìn về một hướng. Mọi người từ cấp quản lý cho đến người công nhân phải thực sự nhận thức rõ ràng vai trò của từng người, họ cần phải làm gì? tại sao họ phải làm như vậy? Và để đạt được một sự nhất quán trong nhận thức và hành động của tổ chức như thế, marketing phải là trách nhiệm của tất cả mọi người trong công ty. Và như thế, liệu có thể nói marketing đã trở thành một triết lý của công ty bạn?
Quan điểm của các nhà lãnh đạo về marketing có thể chia thành 4 cấp độ phổ biến nhất như dưới đây:
Cấp độ 1: Marketing là truyền thông, quảng cáo.
Nhóm này nhận thức rằng “làm marketing” đơn giản chỉ là làm quảng cáo/quảng bá cho một sản phẩm hay dịch vụ. Tại thị trường Việt Nam của chúng ta cách đâu không lâu nhiều người còn nghĩ marketing chỉ đơn giản là làm quảng cáo hay thuê mấy cô PG đi mời khách dùng thử sản phẩm, nên mỗi khi cần biết về tình hình marketing tại Việt Nam, chúng ta chỉ hỏi những người làm dịch vụ media.
Đối với nhóm này, khi nói làm marketing họ hiểu là sẽ thực hiện một quảng cáo, hay một chương trình khuyến mãi.
Cấp độ 2: Marketing là 4P
Nhóm thứ hai có hiểu biết về marketing sâu hơn nhóm 1. Nhóm nầy nhận thức rằng marketing là phát triển sản phẩm, định giá, tổ chức phân phối và hoạch định những chương trình truyền thông, quảng bá thương hiệu để hỗ trợ sản phẩm thâm nhập thị trường.
Nhóm nầy thường triển khai kế hoạch marketing dựa trên cơ sở marketing mix (4P: product, price, place, promotion). Họ cố làm ra những sản phẩm thật tốt rồi ấn định giá bán, tổ chức kênh phân phối và quảng bá, tiếp thị để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
Cấp độ 3: Marketing là phân khúc, chọn thị trường mục tiêu và định vị
Nhóm thứ ba có tư duy thị trường hơn, họ cho rằng để làm marketing cần phải phân tích thị trường, áp dụng phân khúc ( Segmentation), sau đó chọn thị trường mục tiêu (Targeting) và định vị doanh nghiệp (Postioning) để khai thác cơ hội thị trường.
Nhóm này thể hiện tư duy định hướng thị trường qua việc khai thác thông tin thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Họ áp dụng phân khúc để chia thị trường ra thành nhiều nhiều thị trường nhỏ, và sau đó họ chọn thị trường để phục vụ rồi định vị doanh nghiệp của mình để khai thác cơ hội kinh doanh.
Cấp độ 4: Marketing là triết lý công ty.
Nhóm này xem marketing như là một triết lý của công ty, mọi người trong công ty từ cấp quản lý cho đến công nhân sản xuất đều thấm nhuần và nhận thức được vai trò của họ trong việc đạt được mục tiêu marketing của công ty.
Nhóm này tin rằng marketing giúp doanh nghiệp tăng trưởng kinh tế thông qua việc giành được, duy trì và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
Nhóm này thể hiện quan điểm marketing và xây dựng thương hiệu là trách nhiệm của tất cả mọi người, marketing là kim chỉ nam cho tất cả mọi hoạt động của công ty, bao phủ từ cơ cấu tổ chức cho đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khách hàng của công ty, với mục đích cuối cùng là chiếm được sự hài lòng khách hàng.
Cấp độ 1 đến cấp độ 4: Quá trình dịch chuyển nhận thức
Sự khác biệt của từng cấp độ có thể xuất phát từ sự khác biệt về trình độ hiểu biết hay cách tiếp cận marketing khác nhau của những người lãnh đạo. Có người cho rằng đi từ cấp độ 1 đến cấp độ 4 là cả một quá trình chuyển hóa về sự nhận thức của cấp lãnh đạo công ty, và đôi khi đi kèm theo đó là sự trả giá.
Thoạt tiên, bạn chỉ “nói” marketing, tức là chỉ truyền thông, quảng bá ra bên ngoài những gì tốt đẹp về sản phẩm. Sau đó bạn nhận ra rằng có lẽ như thế thôi là chưa đủ vì khách hàng không dễ tìm ra sản phẩm để mua, và giá cả cũng chưa được tối ưu… nên hiệu quả chưa cao. Sau đó bạn bắt đầu quan tâm đến các yếu tố P khác như sản phẩm, giá và kênh phân phối.
Có được những hoạt động truyền thông hỗ trợ, có một chính sách giá phù hợp và đưa được sản phẩm thâm nhập vào kênh phân phối tốt hẳn đã mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, khi thị trường bắt đầu có những đối thủ lớn tham gia, mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn, lúc ấy bạn cảm thấy doanh nghiệp mình đuối sức. Nếu duy trì hoạt động truyền thông đại trà, phân phối đều khắp thị trường thì ngân sách quá cao công ty không chịu nổi. Còn nếu cắt giảm chi phí thì không bán được hàng. Từ đó bạn nghĩ có lẽ mình cần phải xác định lại thị trường và định hướng sản phẩm cho phù hợp với một số đối tượng khách hàng thôi, thay vì chung chung như trước. Và như vậy bạn nhận ra là mình phải nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để từ đó áp dụng phân khúc thị trường. Từ những phân khúc thị trường mà bạn khám phá ra, bạn chọn cho mình những phân khúc thích hợp với năng lực của doanh nghiệp, bạn cũng nhận thấy doanh nghiệp của mình cần phải định vị lại để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường tốt hơn.
Trong quá trình thực hiện như cấp độ 3, bạn nhận ra rằng thật khó mà tổ chức công việc và định vị doanh nghiệp để cạnh tranh một cách hiệu quả trừ phi mọi người trong công ty phải đồng lòng, phải cùng nhìn về một hướng. Mọi người từ cấp quản lý cho đến người công nhân phải thực sự nhận thức rõ ràng vai trò của từng người, họ cần phải làm gì? tại sao họ phải làm như vậy? Và để đạt được một sự nhất quán trong nhận thức và hành động của tổ chức như thế, marketing phải là trách nhiệm của tất cả mọi người trong công ty. Và như thế, liệu có thể nói marketing đã trở thành một triết lý của công ty bạn?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)