Micronews

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Chia sẻ kinh nghiệm Khởi Nghiệp tại Trường ĐH Lao động xã hội

Đúng 19h30 tối nay (24/4), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hội Doanh nhân Trẻ Hà Nội, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam và Trường Đại học Lao động – Xã hội tổ chức Chương trình Giao lưu khởi nghiệp dành cho thanh niên, sinh viên Hà Nội trong khuôn khổ Chương trình tổng thể về Hỗ trợ Khởi nghiệp 2012.


Đông đảo các vị khách mời, các bạn sinh viên đã tới tham dự chuẩn bị cho chương trình giao lưu Khởi nghiệp. (Trong ảnh: Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thuận, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động xã hội và ông Dương Trung Quốc - Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII).


Chương trình quốc gia về Khởi nghiệp do VCCI khởi xướng và chủ trì từ năm 2003, do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp thường trực tổ chức đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Bộ Ngoại giao, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Lao Động – Thương binh – Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng cùng các địa phương trên toàn quốc để cùng triển khai công tác hỗ trợ, đào tạo giúp các bạn trẻ có thể giao lưu, học hỏi và tìm ra con đường lập nghiệp cho riêng mình.

Tại buổi giao lưu, các em sinh viên có cơ hội tiếp xúc, gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm lập nghiệp với các doanh nhân thành đạt: Ông Đặng Đức Dũng – Tổng giám đốc APEC, Kangaroo Group; Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Hà Nội; Bà Phan Thuý Mai - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch An Phát, Chủ đầu tư Khu du lịch Đồi 79 Mùa Xuân; Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tasco (TARIC); Bà Lê Thúy Hạnh - Phó Tổng Giám đốc Micronet Group. Nhà sử học Dương Trung Quốc – Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII đã chia sẻ và làm nóng buổi giao lưu với chủ đề ”Khơi dậy Tinh thần nghiệp chủ trong Thanh niên, sinh viên”.


Buổi giao lưu đang thu hút đông đảo các bạn sinh viên tới tham dự

Cũng trong chương trình, bạn Phạm Ngọc Thắng – tác giả Dự án Phần mềm quản lý điện năng và tối ưu hóa máy tính – iSave – Giải Nhì cuộc thi Khởi nghiệp 2011 đã có phần thuyết trình chia sẻ kinh nghiệm lập dự án Khởi nghiệp, qua đó các bạn sinh viên có thể hiểu rõ hơn quy mô, cách thức lập dự án dự thi.

Ông Phạm Gia Túc – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trưởng Ban tổ chức cho biết, hoạt động giao lưu khởi nghiệp là một trong những điểm nhấn của Chương trình Khởi nghiệp trong nhiều năm qua. Tại các buổi giao lưu, các doanh nhân sẽ giải đáp những thắc mắc của thanh niên - sinh viên, chia sẻ những kinh nghiệm về thành công - thất bại trên con đường khởi nghiệp...

Cũng trong khuôn khổ Chương trình giao lưu Khởi Nghiệp 2012 tại Trường Đại học Lao động - Xã hội, Câu lạc bộ Khởi nghiệp Trường Đại học Lao động - Xã hội đã chính thức được ra mắt. Nhân dịp này, Ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp tặng Câu lạc bộ một khóa đào tạo Khởi sự kinh doanh dành cho 50 sinh viên ưu tú và các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp. Doanh nhân Lê Thúy Hạnh – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Micronet, Giám đốc Digimaketing dành tặng Câu lạc bộ khóa đào tạo về Ứng dụng mạng xã hội.

Ngoài hoạt động Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong năm 2012 sẽ được triển khai trên toàn quốc nhằm tăng cường khả năng hiện thực hóa dự án kinh doanh thông qua phát triển mạng lưới khởi nghiệp, đẩy mạnh liên kết đào tạo, tư vấn, đầu tư… hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ doanh nhân giàu kiến thức, kỹ năng và tinh thần dân tộc theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mà Bộ Chính trị vừa thông qua. Đó là xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân - như TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Khởi nghiệp khẳng định là: “…Có tinh thần dân tộc, có trách nhiệm xã hội, có văn hóa kinh doanh và có năng lực cạnh tranh cao. Nói một cách hình tượng và ngắn gọn thì có 3 trụ cột hình thành nên phẩm chất của doanh nhân Việt bao gồm: Tinh thần dân tộc, trách nhiệm xã hội và năng lực cạnh tranh. Về bản sắc riêng, doanh nhân Việt phải có tinh thần của anh Bộ đội Cụ Hồ - người lính thời bình. Doanh nhân Việt dấn thân vào sự nghiệp kinh doanh không chỉ để làm giàu mà còn vì màu cờ sắc áo của đất nước, vì sự hưng thịnh của quốc gia, vì một Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước”.


Năm 2012, Chương trình Quốc gia về Khởi nghiệp tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các Ban, ngành, các địa phương, các trường đại học và doanh nghiệp trên toàn quốc triển khai các hoạt động chủ đạo như Giao lưu khởi nghiệp, tăng cường các lớp đào tạo, đặc biệt là các hoạt động đào tạo trực tuyến, tăng cường thông tin trên Cổng thông tin khởi nghiệp, mở rộng mạng lưới Câu lạc bộ Khởi nghiệp, tổ chức các nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệp cho sinh viên và mời các doanh nhân giàu kinh nghiệm, các chuyên gia giáo dục uy tín trao đổi và chia sẻ kinh nghiệp kinh doanh cùng các bạn trẻ…

Chương trình Giao lưu Khởi nghiệp đã chính thức được bắt đầu với các tiết mục văn nghệ đặc sắc:

Tới tham dự có sự hiện diện của TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình Khởi nghiệp; Nhà sử học Dương Trung Quốc – Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII; Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thuận, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động xã hội; cùng đông đảo các bạn sinh viên.


Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thuận, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động xã hội

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thuận, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động xã hội khẳng định chương trình Khoải nghiệp trong đó có Giao lưu khởi nghiệp ngày hôm nay là một hoạt đông thiết thực để cùng với Nhà trường và địa phương hỗ trợ và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ, dũng cảm vượt qua khó khăn, vươn lên làm chủ cuộc sống, làm giàu chính đáng và đóng góp xây dựng xã hội từ chính bàn tay và khối óc của thanh niên, sinh viên hôm nay. Với niềm hy vọng và tin tưởng sâu sắc vào thế hệ trẻ, ngoài học tập và bồi dưỡng chuyên môn, Nhà trường luôn coi việc hỗ trợ thanh niên, sinh viên lập thân, lập nghiệp là một chủ trương lớn, cần được coi trọng và tập trung thực hiện hiệu quả.



TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI

Phát biểu khai mạc tại buổi giao lưu, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo chương trình Khởi nghiệp khẳng định: "Năm nay chương trình Khởi nghiệp bước sang năm thứ 10 và đã thu hút được hàng vạn lượt bạn trẻ với gần 1.700 dự án và ý tưởng kinh doanh tham gia Cuộc thi Khởi nghiệp và các hoạt động khác. Chương trình đã góp phần khơi dậy được tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Rất nhiều bạn trưởng thành từ chương trình đã trở thành các nhà quản trị, điều hành thành công doanh nghiệp của mình. Chúng ta cũng biết Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Như vậy, vai trò của đội ngũ doanh nhân trẻ là vô cùng to lớn đặc biệt là đội ngũ trong các trường đại học trong cả nước trong thời kỳ đổi mới".
Chia sẻ tại buổi Giao lưu Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định rằng chưa bao giờ các bạn sinh viên có một cơ hội và môi trường tốt đẹp thử thách như bây giờ. Nhà sử học bắt đầu câu chuyện bằng việc chia sẻ ý nghĩa từ câu chuyện xa xưa Mai An Tiêm. Ông khẳng định dân tộc Việt Nam có một truyền thống cao đẹp và trí làm giàu từ trong bối cảnh thuộc địa như các tấm gương của Bạch Kế Bưởi, Nguyễn Văn Vĩnh, Lương Văn Can… Đất nước ta tồn tại được là sức mạnh toàn dân, bằng nền văn hóa của dân tộc, trong lịch sử tầng lớp thương nhân còn nhỏ bé.



Nhà sử học Dương Trung Quốc
"Chúng ta tổ chức chương tình khởi nghiệp năm thứ 10 và trong bối cảnh cực kỳ khó khăn vì hiện nay có tới hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản. Đây là thách đố mà các bạn cần phải nhìn lại và để tự tin hơn và sẵn sàng dấn thân trong sự nghiệp nghiệp chủ của mình. Đây là cơ hội thuận lợi nhất trong truyền thống của dân tộc, và tôi nghĩ rằng các bạn sẽ có cơ hội tốt đẹp hơn vì khi bước ra trường các bạn có bàn tay chìa ra để nâng đỡ các bạn trong sự nghiệp phấn đấu của mình" - ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Tiếp nối chương trình là giao lưu Hành trang khởi nghiệp cùng ông Đặng Đức Dũng – Tổng giám đốc APEC, Kangaroo Group; Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Hà Nội; Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tasco (TARIC); Bà Lê Thúy Hạnh - Phó Tổng Giám đốc Micronet Group.


Từ trái qua phải: ông Phạm Quang Dũng, ông Đặng Đức Dũng, Bà Lê Thúy Hạnh
Trả lời cho câu hỏi vì sao lại từ bỏ vị trí công chức một huyện để ra làm tư nhân, ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tasco (TARIC) nói rằng, "tôi không chịu được sự dư dật thời gian từ công việc của một công chức Nhà nước. Trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy sự giao lưu đi lại giữa các tỉnh thời bao cấp rất bất cập và từ đó nảy ra ý tưởng một chuyến xe để chở hàng từ Nam Định ra Hà Nội. Và bắt đầu từ năm 2007 thì tôi bỏ công chức đi ra làm kinh doanh về ngành giao thông. Với khát khao để làm giàu chính mình có tự do tài chính và có thể giúp đỡ người khác và đây chính là động lực để tôi bỏ công chức đi làm kinh doanh. Ý tưởng có rất nhiều ý tưởng. Nhưng từ ý tưởng trở thành hiện thực phải có động lực và vấn đề là chúng ta có dám hành động hay không, có biến thành cơ hội đầu tư của mình. Tôi khuyến cáo là nếu chúng ta nảy sinh ý tưởng thì phải hành động ngay mới biến ý tưởng thành sức mạnh, dự án của mình".

Câu hỏi giành cho chị Thúy Hạnh về lĩnh vực internet - và tại sao chị lại dấn thân vào lĩnh công nghệ mà được xem là lĩnh vực giành cho "phái nam". Lựa chọn con đường truyền thông trên Internet là giấc mơ từ còn nhỏ. Mình nhận ra một con đường quan trọng là tiếp thị Việt Nam qua con đường Internet.

Chia sẻ kinh nghiệp về việc lập ra kế hoạch kinh doanh khi khởi nghiệp ông Phạm Quang Dũng cho biết, trước hết phải niềm đam mê phát triển sản phẩm, kỹ năng về đối ngoại với việc hoạch định được chính sách cho sản phẩm của mình trên thị trường. Đến thời các bạn khi ra trường sẽ đối mặt với thách mới với Luật doanh nghiệp mới. Để mở ra một DN thì không có nhưng để nó sống còn trên thương trường không phải dễ mà để mở ra thị trường quốc tế còn khó khăn hơn rất nhiều. Chúng ta phải đặt sứ mệnh của doanh nhân lên hàng đầu đó là sứ mạng nâng tầm quốc gia đi lên, tạo công ăn việc làm cho người lao động…thì sẽ phấn đầu để đạt được kết quả tốt.

Trả lời cho câu hỏi sự kết hợp liên kết giữa các DN trong nước với nhau và sự kết hợp giữa DN trong và ngoài nước, ông Dũng cho rằng các Nhà hoạch định chính sách và các tổ chức lớn ở Việt nam phải tìm ra lời giải cho VN trong tương lai đó là tính liên kết trong môi trường học tập và môi trường kinh doanh trong bối cảnh hợp tác quốc tế hiện nay để vươn ra tầm xa hơn ở bên ngoài.

Gần gũi và thân thiện chị Thúy Hạnh đã chia sẻ với các bạn sinh viên những kinh nghiệm quý báu về con đường lập nghiệp của mình. Với Hạnh, trong 7 năm kinh doanh đã rút ra được 3 từ khóa có nghĩa quan trọng trong cuộc đời đó là Hạnh phúc - Tự do - Hạnh phúc.

Bạn Lê Thu Hương – Trường ĐH Lao động xã hội hỏi có nhiều ý tưởng kinh doanh như bán trà đá ở cổng trường thì có quá nhỏ bé hay không? Ông Đặng Đức Dũng nhấn mạnh: "Chúng ta bắt đầu làm từ nhỏ tới lớn. Từ ý tưởng nho nhỏ đó để phát triển đi lên. Điều quan trọng là chúng ta phải mạnh dạn để dám nghĩ dám làm để biến ý tưởng đó trở thành hiện thực. Không ai có thể làm được gì lớn ngay mà tham vọng làm dự án lớn thì rất dễ bị ‘gãy’, vì thế chúng ta nên bắt đầu từ những ý tưởng nhỏ và quan trọng là thực hiện tốt ý tưởng thành công. Các bạn sinh viên cứ tận tụy đi theo ý tưởng từ nhỏ tới lớn thì sẽ thành công".
Chia sẻ tại buổi giao lưu, bạn Phạm Ngọc Thắng – Tác giả Dự án Phần mềm quản lý điện năng và tối ưu hóa máy tính – iSave – Giải Nhì cuộc thi Khởi nghiệp 2011 cho biết ý tưởng hình thành nên iSave được bắt đầu từ việc ở nhà bị thu quá nhiều tiền điện. iSave nó chỉ đơn giản là cài phần mềm vào điện thoại, di động để tăng thời gian sử dụng pin.

Nhiều bạn sinh viên đặt câu hỏi với các vị khách mời là có nên bắt tay khởi nghiệp ngay sau khi dời ghế ra trường hay là nên làm ở một số DN để tích lũy kinh nghiệm rồi mới ra lập nghiệp riêng. Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Quang Dũng cho rằng có lẽ không nên quá chú tâm xây dựng DN ngay sau khi mới ra trường. Sau một thời gian trải nghiệm cơ hội việc làm ở các DN nhà nước và tư nhân để hiểu hơn thế giới công việc, vì Nhà trường vẫn chưa trang bị đầy đủ các kiến thức để chúng ta đứng vững trên thương trường. Trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường các bạn sinh viên nên rèn luyện kiến thức, đạo đức, cái tâm và trang bị cho mình những tố chất đầy đủ nhất, rèn luyện cho chí kinh doanh của mình để khi ra trường có thể tiếp cận được những cơ hội trong xã hội và nắm bắt được những cơ hội đó.

Tiếp theo chương trình của buổi giao lưu là lễ ra mắt Câu lạc bộ Khởi nghiệp trực thuộc Đoàn thanh niên của Trường Lao động xã hội, gồm 12 đồng chí.
BAN TỔ CHỨC

Không có nhận xét nào: