Micronews

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2009

3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TIẾP THỊ SỐ

Xu hướng tiếp thị là một vấn đề cần được nghiên cứu tổng thể và bài bản. Xu hướng đó phát triển dựa trên những nhu cầu tiềm năng của đời sống sản xuất và tiêu dùng. Xu hướng tiếp thị luôn là một bài toán cần có lời giải của những nhà tiếp thị nhằm cung cấp cho khách hàng những giải pháp kịp thời, sáng tạo và độc đáo. Những nhà tiếp thị giỏi còn giúp khách hàng của mình đón đầu những nhu cầu và tạo ra những bước chuyển đột biến. Do đó nắm bắt được xu hướng tiếp thị chính là khơi nguồn cho những trào lưu, gây dựng những đế chế mới.

Bài viết này xin gợi ý 03 trào lưu và xu hướng mới để các nhà tiếp thị và quảng cáo tham khảo.

Xu hướng 1: Video chiếm ưu thế

Xu hướng 2: Dịch vụ tìm kiếm đa dạng hơn

Xu hướng 3. Cá nhân hóa trở thành tiêu chuẩn

Xu hướng truyền thông 1: Video chiếm ưu thế

Cuối năm 2006 Tổng giám đốc điều hành Cisco John Chambers tuyên bố “nếu có một ứng dụng sát thủ mới thì đó chính là video” Hầu như tất cả những trang web phát triển nhanh và mạnh nhất đều liên quan mật thiết đến việc truyền video.

Người ta ước tính video chiếm hơn 60% lưu lượng internet. Như một phương tiện quảng cáo, tất nhiên video là một hình thức mà các nhà tiếp thị có thể dễ dàng liên kết và thúc đẩy một sự chuyển đổi lớn từ quảng cáo trên truyền hình sang quảng cáo trên web. Hiện nay các công ty sử dụng giải pháp quay những đoạn video ngắn và đưa lên website của công ty. Các đoạn video này thường được phát tán lại trên các website chia sẻ phim ảnh cá nhân miễn phí như YouTube, Clip.vn...

Theo ước lượng của các công ty nghiên cứu thị trường, những đoạn phim quảng cáo ngắn, được phát tán trên internet, hiệu quả hơn những hình thức quảng cáo truyền thống. Ví dụ như đoạn phim quay cảnh máy xay thức ăn của hãng Blendtec có thể xay được mọi thứ đã có đến 17 triệu người xem. Và chỉ trong một tháng sau khi chiến dịch quảng cáo bằng phim trực tuyến được tung ra, doanh thu của Blendtec tăng gấp bốn lần. Không chỉ có các công ty nhỏ làm cách này mà những đại gia như Microsoft, Coca-Cola hay Unilever cũng xem đây là kênh quảng cáo hữu hiệu. Ngoài tác dụng quảng cáo, những đoạn video này còn được dùng cho công việc tuyển dụng hoặc huấn luyện nhân viên. Cụ thể như ở công ty Deloitte, hằng năm có khoảng 35.000 nhân viên tham gia các khoá học trực tuyến trên website của công ty, được giảng dạy bằng những đoạn phim ngắn. Phương thức học tập này hiệu quả hơn nhiều so với hình thức học tập truyền thống bằng sách vở.

Xu hướng truyền thông 2: Dịch vụ tìm kiếm đa dạng hơn

Tìm kiếm thông thường trên các công cụ tìm kiếm tổng quát được gọi là tìm kiếm tổng quát. Việc tìm kiếm được thực hiện trên phạm vi tư liệu rộng. Khi trang web trở nên chi tiết hơn và có những điểm thích hợp cụ thể hơn. Chúng ta có thể hy vọng vào sự phát triển mạnh mẽ của công cụ tìm kiếm chuyên biệt (VSEs), còn được biết đến như là tìm kiếm đặc biệt hoặc lựa chọn. Tìm kiếm chuyên biệt sẽ chỉ tập trung vào những trang web liên quan đến một chủ đề riêng (ví dụ như y học, nông nghiệp, du lịch, thời trang...) hoặc loại nội dung riêng (chẳng hạn như blog hay video). Tìm kiếm video (được nói đến ở trên) thực ra là một loại tìm kiếm chuyên biệt.

Tính hấp dẫn của công cụ tìm kiếm chuyên biệt là loại trừ những kết quả không thích hợp phát sinh do những từ tối nghĩa. Vì vậy, tìm kiếm chuyên biệt với từ “apple” trên công cụ tìm kiếm chuyên về thiết bị điện tử ta sẽ được các kết quả về máy tính hoàn toàn không có trang nào liên quan đến hoa quả!

Trong đó có các nội dung tìm kiếm cần đang được phát triển mạnh mẽ như sau:

Tìm kiếm mua sắm

Một loại dịch vụ tìm kiếm chuyên biệt phát triển nhanh chóng sử dụng “ứng dụng tự động hóa mua sắm” để so sánh khi mua sắm; xem ví dụ ở www.chodientu.vn, www.gophatdat.com, và www.123mua.com... Nhiều trang web tìm kiếm mua sắm cho phép đặt quảng cáo đã thu phí của các hãng bán lẻ lên trên đầu danh sách kết quả tìm kiếm và việc này cũng liên quan đến một số hình thức tính điểm số đáng tin cậy và phản hồi của người sử dụng. Các trang web tìm kiếm mua sắm đặc biệt thu hút các nhà tiếp thị vì những người tìm kiếm trên các trang này là những người chuẩn bị mua hàng, có thể chi trả cao hơn và mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Tìm kiếm địa phương

Dịch vụ tìm kiếm địa phương, đặc biệt là khi được gắn liền với thiết bị di động có lẽ sẽ là một xu hướng mới nhất trong tương lai. Những cơ hội quảng cáo trên dịch vụ tìm kiếm địa phương có vẻ đặc biệt hấp dẫn với những doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp (được ước lượng) đã chiếm tới 70% cơ sở AdWords.

Một số khía cạnh của dịch vụ tìm kiếm địa phương được xây dựng ngay trong những công cụ tìm kiếm chủ yếu. Ví dụ như Google sẽ hiểu câu hỏi theo ngữ cảnh của một quốc gia, vì vậy tìm kiếm cho từ “chính phủ” sẽ hiện ra những trang web liên quan đến chính phủ ở quốc gia mà việc tìm kiếm được thực hiện. Đối với một số ngôn ngữ, Google sẽ dịch câu hỏi từ ngôn ngữ thực hiện tìm kiếm sang tiếng Anh và dịch kết quả tìm kiếm trở lại ngôn ngữ nguyên bản của câu hỏi, thậm chí còn dịch những trang người sử dụng chọn.

Tìm kiếm bản đồ

Trên bản đồ trực tuyến phổ biến Google Maps (www.maps.google.com) địa điểm kinh doanh của bạn sẽ xuất hiện trên bản đồ với vị trí đã được đánh dấu. Đây là cách tận dụng lợi thế từ đặc điểm của hình ảnh vệ tinh để quảng cáo.

Google Street View cung cấp cái video toàn cảnh về quảng cáo đường phố thực sự ở những thành phố lớn của Mỹ. Còn tại Việt nam, các website như Thodia.com, diadiem.com, skydoor.net đã và đang hoạt động rất năng động và đem lại nhiều tiện tích cho người sử dụng. Hôm 31-3-2009, Công ty cổ phần Tin học Bản đồ Việt Nam (Vietbando) đã ra mắt công cụ tìm kiếm địa điểm cho người dùng internet và điện thoại di động có kết nối internet như GPRS, CDMA và 3G. Theo đó, người sử dụng internet có thể truy cập website http://vietbando.com và người sử dụng điện thoại di động có kết nối Internet vào trang wap http://m.vietbando.net để tìm kiếm địa điểm với các thông tin dịch vụ, sản phẩm và đường đi đến điểm dịch vụ mà họ cần.

Tìm kiếm trên điện thoại di động

Để sử dụng dịch vụ tìm kiếm địa phương thì điện thoại di động là thích hợp nhất. Điển hình là khi người sử dụng ở bên ngoài và đang di chuyển trong lúc họ rất cần tìm kiếm địa phương. Đối với các nhà tiếp thị thì họ là những người dùng có động cơ với nhu cầu về thông tin ngay lập tức, chưa nói đến số lượng điện thoại di động được sử dụng nhiều hơn máy tính cá nhân nhiều – có lẽ là gấp 3 lần hoặc nhiều hơn – và điện thoại di động đang tăng với tỷ lệ gấp đôi so với máy tính cá nhân, với khoảng 2/3 dân số thế giới sử dụng điện thoại di động. Điện thoại di động và tiềm năng tiếp thị số của chúng sẽ được bàn đến.

Ví dụ tại Việt nam, vừa qua Socbay Mobile Search (S.M.S) của công ty Naiscorp đã mang đến điều ngạc nhiên mới cho những teen mê công nghệ: tìm kiếm, nghe và tải nhạc ngay trên điện thoại di động. Dịch vụ tìm kiếm trên điện thoại di động đặc biệt có triển vọng với những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương đang tìm kiếm một phương tiện quảng cáo hiệu quả, chi phí thấp khi nó có thể tiếp cận một cửa hàng ở địa phương cũng như một chuỗi siêu thị và kênh phân phối sản phẩm.

Tìm kiếm ngữ cảnh

Ứng dụng ngữ cảnh dữ liệu đưa vào phổ biến cũng giống như thời kì các nhà khoa học tìm cách trao đổi thông tin qua phương thức website năm 1992. Nhưng nhiều chuyên gia phân tích có nhận xét rằng các đơn vị tìm kiếm như Yahoo, Google đã thấy được tiềm năng vô tận của kĩ thuật này.

Hệ thống nhận dạng dữ liệu ngữ cảnh được hình thành từ các thẻ đánh dấu thông tin của người sử dụng dịch vụ blog hay mạng xã hội. Những thẻ ghi (tag) đó cũng giống như các nhãn HTML hỗ trợ định dạng văn bản cùng với dữ liệu trên trang web. Từ đó, các thông tin mô tả được tập hợp lại để hình thành lên chỉ số tìm kiếm. Giúp các hệ thống có khả năng hiểu được loại dữ liệu do người dùng nhập vào để liệt kê ra các đường dẫn chính xác với yêu cầu tìm kiếm.

Kĩ thuật "ngữ cảnh" dữ liệu sẽ trở thành một trong những tiêu chuẩn cốt lõi của trang web tìm kiếm. Công nghệ này được đánh giá là bước phát triển kế tiếp của các website, giúp cho qui trình tìm kiếm thông tin trờ nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Xu hướng truyền thông 3. Cá nhân hóa trở thành tiêu chuẩn

Yahoo! đã khiến nhiều người chú ý khi một vị Phó chủ tịch tuyên bố “Tìm kiếm không còn là mô hình chiếm ưu thế nữa…Tương lai của web là sự cá nhân hóa”. Trong khi đó tập đoàn Yahoo đã không lãng phí thời gian để khẳng định rằng tìm kiếm vẫn được ưu tiên hàng đầu, tất cả những công cụ tìm kiếm chủ yếu càng ngày càng nói nhiều về sự cá nhân hóa.

Tương lai của web sẽ là chọn lọc, đưa những thông tin thích hợp đến người sử dụng hơn là người sử dụng tìm kiếm trên web và chọn lọc kết quả như họ đang làm hiện nay. Chúng ta đã bắt đầu thấy hiện tượng này với những feed RSS. Người sử dụng chọn những feed mà họ quan tâm sau đó nhận những tiêu đề hay bản tóm tắt từ những nguồn tin này. Cuối cùng việc chọn lọc sẽ được những tác nhân thông minh thực hiện dưới chỉ thị của người dùng nên đòi hỏi rất ít sự can thiệp của người dùng. Tìm kiếm được cá nhân hóa thực sự tạo điều kiện dễ dàng hơn cho SEO .Mỗi cá nhân sẽ nhận được một tập hợp kết quả tìm kiếm, được tạo ra dựa trên những gì người đó quan tâm. Kỹ thuật viên máy tính tìm kiếm từ “apple” sẽ thấy máy tính còn người trồng hoa quả tìm kiếm với cùng một từ khóa đó sẽ thấy rất nhiều hoa quả; tìm kiếm chọn lọc “âm nhạc những năm 60” sẽ tìm thấy kết quả là ban nhạc Beatles. Vì vậy sẽ không có kết quả chung xếp thứ nhất trên công cụ tìm kiếm này. Việc xếp hạng sẽ tùy thuộc vào từng cá nhân.

Một số người cho rằng những trang web có khả năng tìm kiếm cá nhân hóa tốt nhất là những trang có hiểu biết trước về người dùng của họ nhiều nhất. Những trang web này có thể lại là những trang mạng xã hội như Facebook (www.facebook.com) và MySpace (www.myspace.com) hoặc những trang kế thừa chúng. Mục tiêu cuối cùng của việc cá nhân hóa là đem lại lợi ích cho người sử dụng bằng cách chuyển đến chính xác thứ mà riêng một người sử dụng muốn mà không cần người đó phải nói rõ nhu cầu của mình, người sử dụng rõ ràng quan tâm đến sự riêng tư nhiều nhất.

Xu hướng phản ảnh những nhu cầu tiềm năng và đang có dấu hiệu trở thành trào lưu mới. Với 03 xu hướng trên sẽ có tác động rất lớn tới Việt nam, một quốc gia đông dân với khả năng nắm bắt công nghệ, internet hàng đầu thế giới. Nếu nắm bắt thành công, nền quảng cáo Việt nam sẽ tạo ra một bước ngoặt mới gây dựng một làn sóng tiếp thị số hiện đại, hiệu quả và ít tốn kém.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2009

TỐT GỖ KHÔNG BẰNG TỐT RỪNG

Có một nhận định sắc sảo được công ty tư vấn chiến lược InterWise phát biểu là : “Trong thời đại kinh tế cũ, nội dung là thống trị, còn trong thời đại kinh tế mới, môi trường là thống trị.” Lý giải vấn đề này như thế nào trong đời sống xã hội, kinh tế và giáo dục.
Nội dung là phần giá trị cốt lõi của vấn đề, phần tạo nên giá trị của sự vật, sự việc. Vai trò của nội dung trong thời đại kinh tế tế nông nghiệp và công nghiệp được đặt lên hàng đầu. Nó quyết định sự thành bại của một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay quốc gia. Trong thời đại ngày nay, vai trò của nội dung vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, giá trị đó đang dần mất thế thống trị trong thời đại kinh tế mới. Mà điều tạo nên bước chuyển này chính là sức mạnh của thông tin và giá trị của thông tin. Từ việc nghĩ và làm một sự vật, sự việc tốt quan trọng nhất chuyển sang việc mức độ ảnh hưởng của sự vật, sự việc trở nên quan trọng hơn. Nếu trước đây việc “tốt gỗ” được so sánh với “tốt nước sơn” thì ngày nay “tốt gỗ” được so sánh với “tốt rừng”. Nếu tư duy cũ, chúng ta thường lấy một sự vật, sự việc được so sánh với chính sự vật, sự việc đó thì đến nay được thay thế bằng việc so sánh sự vật, sự việc đó với sự vật, sự việc khác trong những môi trường khác nhau. Nếu sức mạnh ban đầu tạo nên sự đấu tranh nội bộ để tạo nên giá trị, sau đó là sự đấu tranh với bên ngoài để tạo nên giá trị và đến nay thì đấu tranh giữa môi trường này với môi trường khác mới thực sự tạo ra giá trị.

Lý thuyết đó có thể được thực chứng bằng quá trình đấu tranh và phát triển của cá nhân, tổ chức, quốc gia trong lịch sử. Để dễ nắm bắt chúng ta lấy ví dụ từ thế kỷ 19 trở lại đây. Thế kỷ 19 là minh chứng gần nhất cho các cuộc nội chiến xảy ra trên diện rộng toàn thế giới, Châu Âu, Á, Mỹ ...và hiện nay là Châu Phi. Đến thế kỷ 20 là minh chứng cho các cuộc xâm chiếm lẫn nhau tạo ra cuộc chiến tranh giữa các Châu, mà điển hình là hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai mà lên cao trào là việc chia cắt Đông Tây trong chiến tranh Lạnh. Bước sang thế giới 21 sẽ không còn chia cắt Đông Tây nữa mà sẽ hình thành cuộc đấu tranh giữa các vùng môi trường khác biệt. Vùng môi trường này được hình thành do thông tin tạo ra. Gía trị địa lý sẽ dần mất đi giá trị thay vào đó là giá trị thông tin và khả năng kiểm soát trực tiếp tới từng con người cá nhân cụ thể.

Đó là xét ở mặt vĩ mô, còn đối với mặt vi mô là các doanh nghiệp và cá nhân. Sức mạnh của lý thuyết này có thể làm một con người hay doanh nghiệp từ có thành không và từ không thành có. Nếu nội dung quyết định thành bại thì có nghĩa là những người giàu có phải là những người nông dân, công nhân. Bởi họ là người tạo ra của cải thực sự. Trên thực tế họ lại là những người nghèo nhất. Vậy ai là người giàu trong cuộc sống hiện nay? Tại sao họ là người giàu? Liệu họ có thể tiếp tục giàu có không? Theo cách tư duy môi trường trở nên thống trị sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. Những người giàu hiện nay đều là những người trung gian. Họ không làm ra của cải nhưng họ tạo ra môi trường để của cải được giao dịch và tăng gía trị. Họ là những người doanh nhân, luật sư, nhà báo. Những người này giúp nội dung có cơ hội cọ xát, so sánh và chọn lọc. Từ đó hình thành nên giá trị mới. Bởi thế, có thể lý giải tại sao nhiều công trình giá trị vẫn có thể nằm ở một góc trong thư viện nhưng một thông tin scandal lại kiếm hàng triệu đô. Sức mạnh không còn nằm ở nội tại mà nằm ở độ lan toả. Mà độ lan toả lại nằm ở chính những người trung gian và kiểm soát môi trường thông tin. Vậy liệu họ có phải tiếp tục giàu có và thống lĩnh trong tương lai? Trong mọi lý thuyết được phát triển đều có hai mặt. Với cách tư duy này, sẽ có mặt tốt là khuyếch trương giá trị nội tại nhưng mặt trái là tạo ra sự giả tạo bí ẩn. Sự giả tạo bí ẩn chính là nguyên nhân sụp đổ của lý thuyết đó để mở sang một lý thuyết mới phù hợp hơn.

Tại Việt nam đang ở giai đoạn đầu của nhận thức lý thuyết trên. Các doanh nghiệp nắm được môi trường là thống lĩnh chỉ chiếm một phần nhỏ trong đại đa số. Qúa trình này sẽ tiếp tục phát triển theo quy luật. Tuy nhiên, họ cần phải nắm bắt những bước chuyển của lý thuyết trên thế giới để có phương hướng đi phù hợp. Sau khủng hoảng thê giới lần này, sẽ hình thành một lý thuyết mới. Chỉ khi lý thuyết mới đó hình thành thì cuộc khủng hoảng mới hoàn toàn chấm dứt.

WHAT IS LIFE

Prof. K.T.S. SaraoDịch: Lê Bích Sơn
Life is a challenge… meet it.
Đời là một cuộc thử thách, hãy đương đầu với nó.

Life is a gift… accept it.
Đời là một món quà, hãy nhận lấy.

Life is an adventure… pare it.
Đời là một cuộc phiêu lưu, hãy giảm dần.

Life is sorrow… overcome it.
Đời là nỗi đau, hãy vượt qua.

Life is tragedy… face it.
Đời như tấn bi kịch, hãy chịu đựng.

Life is duty… perform it.
Đời là bổn phận – trách nhiệm, hãy thực hiện.

Life is a game… play it.
Đời là một ván cờ, hãy đánh cuộc với nó.

Life is a mystery… unfold it.
Đời là một điều bí ẩn, hãy tìm cách mở ra.

Life is a song… sing it.
Đời là một bài ca, hãy vui ca hát.

Life is an opportunity… take it.
Đời là một cơ hội, hãy nắm lấy.

Life is a tourney… complete it.
Đời là một cuộc đấu thương trên ngựa, hãy hoàn thành.

Life is a promise… fulfit it.
Đời là một lời hứa, hãy thực hiện.

Life is love… discover it.
Đời là tình yêu, hãy khám phá.

Life is beauty… praise it.
Đời là vẻ đẹp, hãy ca ngợi.

Life is truth… realise it.
Đời là chân lý, hãy thấu hiểu.

Life is a struggle… fight it.
Đời là một cuộc chiến đấu, hãy đánh trận với nó.

Life is a puzzle… solve it
Đời là một câu đố, hãy tìm cách giải.

Life is a goal… achieve it.
Đời là một mục tiêu, hãy đạt được.

Trẻ em học từ những gì chúng đang sống

Nếu một đứa trẻ sống trong một thế giới với đầy rẫy những lời phê bình, chúng sẽ học cách để chỉ trích.



Nếu một đứa trẻ sống trong một thế giới đầy hận thù, chúng sẽ học cách để đánh nhau.



Nếu một đứa trẻ sống trong một môi trường đầy lời chế riễu, chúng sẽ luôn mặc cảm.



Nếu một đứa trẻ sống trong một thế giới biết hỗ thẹn, chúng sẽ học cách cảm thấy có tội.



Nếu một đứa trẻ sống trong một thế giới phải biết chịu đựng, chúng sẽ học cách kiên nhẫn.



Nếu một đứa trẻ sống trong một thế giới đầy lời khen, chúng sẽ học cách khen ngợi.



Nếu một đứa trẻ sống trong một thế giới ổn định, chúng sẽ biết trung thành.



Nếu một đứa trẻ sống trong một thế giới công bằng, chúng sẽ học cách phán xét.


Nếu một đứa trẻ sống trong một thế giới với sự chấp thuận, chúng sẽ học chính mình.





Trích dẫn từ một bài phát biểu của bà Emi Yamauchi-không rõ nguồn gốc)

Điểm khác biệt giữa chiến thắng và thành công

Ngày nay, Việt nam được cả thế giới biết đến là một đất nước nhỏ nhưng luôn giành chiến thắng trong các cuộc đối đầu lịch sử với những cường quốc xâm lược lớn nhất thời đại từ quá khứ đến hiện tại. Việt nam trở thành một tấm gương cho tinh thần đấu tranh quật cường không khuất phục, không chịu làm nô lệ cốt để giành lại độc lập và tự do cho dân tộc và tiến bộ của toàn nhân loại. Tinh thần đấu tranh đó trở thành một bản sắc, một di sản văn hoá truyền từ đời này sang đời khác và ngày càng hoàn thiện. Là người Việt nam chúng ta có quyền tự hào về điều đó và làm cho tinh thần đó trở thành một thương hiệu quốc gia, góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, để thành công trong thời kỳ mới chúng ta cần hiểu được sự khác biệt giữa chiến thắng và thành công. Hai khái niệm có vẻ tương đồng nhưng lại hoàn toàn khác nhau, có khả năng bổ sung và hoàn thiện cho nhau.

Tại sao chúng ta lại cần phân biệt giữa chiến thắng và thành công?


Bởi đó là hai điều quan trọng của cuộc sống con người, phản ánh tinh thần tiến bộ và tiến lên phía trước của một con người, một dân tộc và cả toàn thế giới. Chiến thắng để không thất bại và thành công để không lãng phí. Chiến thắng để độc lập và tự do, thành công để hạnh phúc. Để độc lập, tự do và hạnh phúc chúng ta cần chiến thắng và thành công. Tuy nhiên, chiến thắng không hoàn toàn có nghĩa là thành công. Việc hiểu điều này, giúp chúng ta có hạnh phúc sau khi đã có độc lập và tự do. Mà hạnh phúc mới là đích đến của con người.

Điểm khác biệt giữa chiến thắng và thành công là gì?

Chiến thắng là kết quả tích cực mà chúng ta đạt được khi đấu tranh với người khác, hoàn cảnh nằm bên ngoài chúng ta. Thành công là kết quả tích cực mà chúng ta đạt được khi đấu tranh với chính mình. Chiến thắng giúp chúng ta có độc lập và tự do. Thành công giúp chúng ta hạnh phúc. Nếu chúng ta không chiến thắng chúng ta sẽ không thành công. Chiến thắng là giai đoạn đầu của thành công và điều kiện cần của thành công. Chiến thắng khiến tinh thần chúng ta vui vẻ, giúp chúng ta được là chính mình. Thành công khiến chúng ta hạnh phúc, giúp chúng ta phát triển chính mình. Từ trước tới nay, chúng ta nhầm lẫn giữa chiến thắng và thành công khiến chúng ta vui vẻ mà chưa hạnh phúc, khiến chúng ta là chính mình mà không biết phát triển chính mình. Để chiến thắng chúng ta cần tập hợp lực lượng từ nhiều nguồn lực bên ngoài nhưng để thành công chúng ta cần tập trung nội lực và khai phá nội lực. Để chiến thắng chúng ta phải hy sinh nhưng để thành công chúng ta không phải hy sinh. Khi không chiến thắng chúng ta sẽ mất tự do, mất tính mạng, mất của cải, mất nhiều thứ...Còn khi không thành công chúng ta sẽ lãng phí thời gian, của cải và nhiều thứ. Điểm khác biệt ở đây chính là mất và lãng phí. Khi mất nghĩa là chúng ta không còn được sở hữu, còn khi lãng phí chúng ta vẫn còn sở hữu nhưng không hiệu quả.
Chiến thắng là bắt đầu của một quá trình, còn thành công là kết quả của một quá trình. Điều này cần phải làm rõ để tránh sự nhầm lẫn giữa kết quả của chiến thắng nghĩa là thành công. Thực tế, chiến thắng mới chỉ là bắt đầu. Sự bắt đầu đó có thể ở vị thế thấp hoặc cao do kết quả tích cực mà nó nhận được sau khi chiến thắng. Điểm bắt đầu cao khi kết quả của chiến thắng là thu về nhiều người, nhiều của cải và nhiều thứ khác. Điểm bắt đầu thấp khi kết quả của nó là mất nhiều người, nhiều của cải và nhiều thứ khác. Thông thường, nếu điểm bắt đầu cao thì cơ hội chiến thắng nhanh, nếu điểm bắt đầu thấp thì chiến thắng muộn.
Ngoài ra, có một điểm cần lưu ý khi sử dụng tư duy, kiến thức, nhận thức trong mỗi giai đoạn chiến thắng hay thành công. Thông thường, để chiến thắng phải suy nghĩ bất logic, nhưng để thành công thì phải suy nghĩ logic. Tại sao như vậy? Lấy ví dụ là cuộc chiến Điện Biên phủ, 1954. Nếu suy nghĩ logic thì Việt nam yếu hơn về mọi mặt. Từ thiết bị, con người đến tài chính so với Pháp và sau này là Mỹ. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu với nhà báo Pháp Daniel Roussel, sau 50 năm kết thúc trận chiến với nội dung rằng : Tướng NaVa, và tất cả những tướng lĩnh của Pháp đều rất giỏi, được họ đào tạo bài bản nhưng họ đều không đánh giá được sức mạnh toàn dân Việt nam và những nhà lãnh đạo của họ, và do nằm ngoài suy nghĩ logic mà họ đã được đào tạo. Nava không sai, Đờ-cát không sai mà cái sai nằm ở những người đầu tiên gây chiến. Theo tư tưởng của Hồ Chủ tịch thì: “Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam tỏ cho ta biết rằng: Hễ một dân tộc đã đứng lên kiên quyết đấu tranh cho Tổ quốc họ thì không ai, không một lực lượng gì chiến thắng được họ”. Với hai nguyên nhân là lấy chính nghĩa để thắng gian tà, lấy trí nhân thay cường bạo và tư duy không theo logic và lối mòn mà Việt nam đã chiến thắng. Đây là bí quyết mà ai muốn chiến thắng có thể học hỏi trong mọi hoàn cảnh. Thêm vào đó, điều cần rút ra ở đây nữa là người ta chỉ có thể nói là chiến thắng hoàn cảnh, chứ không ai nói là thành công hoàn cảnh. Cho nên, chiến thắng thường đặt trong tình huống bị động và khó khăn mà chúng ta phải chiến thắng, ví dụ như chiến tranh, thiên tai, bệnh tật...Còn thành công thường đặt trong tình huống chủ động như thành công trong công việc, gia đình hay khi chinh phục một điều gì đó...Bởi vì thế, chúng ta không thể đỗ lỗi hoàn cảnh cho sự không thành công của bản thân. Vì hoàn cảnh đó chỉ có thể tác động vào việc chúng ta có chiến thắng nó hay không chứ chưa thể nói đến sự thành công. Bởi sau khi chúng ta chiến thắng được hoàn cảnh nhưng để thành công còn là một khoảng cách. Tuy nhiên, nếu ai đó không chiến thắng được hoàn cảnh thì sẽ không thành công là tất yếu, nhưng không thể đổ lỗi hoàn cảnh cho sự không thành công của mình. Cần nhìn vào bên trong chính mình để tìm ra nguyên nhân thành công hay không thành công chứ không phải là bên ngoài mình, mà hoàn cảnh là bên ngoài đó.

Kết thúc chiến thắng cũng là lúc chúng ta chiến thắng hoàn cảnh, chúng ta được là chính mình. Điều đó đem đến sự độc lập và tự do cho chúng ta. Nhưng để hạnh phúc thì còn là một chặng đường mà chúng ta đang phải khám phá, tìm kiếm và gìn giữ. Hay nói đúng hơn, hãy đi vào nội lực của mỗi dân tộc, mỗi con người khai phá những giá trị bên trong nó và biến những giá trị đó thành tài sản để được sở hữu nó và đem đến hạnh phúc cho mọi người. Thật bại là kè thù của chiến thắng nhưng không phải là kẻ thù của thành công. Kẻ thù của thành công không phải là thất bại mà chính là sự lãng phí. Bởi trong cuộc chiến với mình, không ai tự gây mất mát và hy sinh cho chính mình mà chỉ có gây ra sự lãng phí mà thôi. Xác định được kẻ thù của thành công thì chúng ta đã thành công một nữa rồi.

TRĂN TRỞ VỀ “NAME”


Những tưởng rằng sự đơn giản thì ai cũng hiểu. Những tưởng những điều đã nói thì không cần phải nói lại. Những tưởng điều đó hẵn đã có ai đó đã nói rồi...Nhưng sự thật lại không hẵn mọi thứ lại như vậy.
Đơn cử như, khi đề cập đến tên và cách đặt tên thì ai cũng nghĩ việc đó là đơn giản và xưa như quả đất ai cũng biết và đã có quá nhiều người đã nói về nó. Thực tế là gì, ra đường đi đâu cũng nhìn thấy tên, cũng thấy bảng hiệu cũng thấy pano, áp phích...Không sắp đặt, không chỉnh sửa, không trau chuốt...Hình như ai đó nghĩ rằng nếu tên mình to hơn, dễ nhìn hơn thì dễ nhớ hơn và quảng cáo tốt hơn...Hình như ai đó nghĩ rằng nếu tên mình nói nhiều hơn, dài hơn thì người ta sẽ nghĩ về mình nhiều hơn...Từ đó hình như có một cuộc chiến thầm lặng diễn ra giữa những cái tên...Và họ nghĩ rằng cạnh tranh như vậy là lành mạnh và thẳng thắn...Họ nghĩ như vậy có nghĩa là ai mạnh hơn sẽ thắng...
Trong vấn đề đặt tên này, có thể hiểu từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Quy mô nhỏ là vấn đề đặt tên con trong gia đình hay tên biệt danh cho chính mình, rồi đến đặt tên cho con phố của xã phường, rồi đến đặt tên cho tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng... Nếu nhìn nhận vấn đề này tại Việt nam thì vấn đề đặt tên cần quan tâm ở mức độ khẩn cấp từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn.
Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xét ở quy mô nhỏ. Vấn đề đặt tên cho con mình Tại sao chúng ta lại cần có cái tên cho con mình? Và điều gì quyết định cái tên đó? Điều đơn giản mà ai cũng biết là " Ai chả cần một cái tên để mà gọi, chứ không thì biết làm thế nào để gọi nhau" Đó là điều kiện cần của tên gọi. Thế còn điều kiện đủ là gì? Đó là cảm xúc, niềm trao gửi của bố mẹ giành cho con. Với một cái tên thực sự giá trị, cần nói lên được lịch sử hình thành cái tên, ai đặt tên cho con, mọi người muốn con sẽ như thế nào và đặc biệt là giá trị nội tại của mỗi cái tên đó trong số những cái tên tương tự khác. Lịch sử hình thành tên nói đến thời điểm ra đời, điều đó mang giá trị thời gian. Ai đặt tên cho con nói đến "quyền tác giả" của tên, điều đó tạo ra giá trị của dấu ấn cá nhân người đặt tên. Mọi người muốn trao gửi điều gì qua tên con là nói đến nội dung sâu sắc xuyên suốt cuộc đời của mỗi con người thường mang giá trị phẩm chất, đạo đức và sự tiến bộ. Tất cả những điều đó gần như ai ai cũng biết. Chỉ còn một điều mà gần như nhiều người không để ý hoặc gần như không muốn để ý. Đó là giá trị nội tại của mỗi cái tên so với những cái tên tương tự khác. Ai cũng nghĩ chỉ cần một cái tên và có nỗi niềm trao gửi trong đó là được rồi nhưng họ không tính đến cái tên đó liệu có giá trị nội tại gì và khả năng tương tác và ảnh hưởng của nó tới xung quanh ra sao, hay cái tên đó liệu có phù hợp hay khác biệt gì với mọi người không thì cũng không quan tâm. Nếu ai đó đã từng suy nghĩ và để tâm để thống kê thì phải biết rằng, những người có tên Dũng, Cường, Tuấn, Hùng...thường xuất hiện trên tờ báo an ninh với vai trò là những tội phạm và đầu gấu...Hay những cái tên như Tâm, Hạnh, Thảo, ... thì thường hiền và phúc hậu. Và còn nhiều điều thú vị khác. Cái tên là điều vô cùng quan trọng để đem đến hạnh phúc cho mỗi con người từ khi sinh ra đến khi mất đi. Cái tên có ảnh hưởng vô cùng lớn đến xã hội và cuộc sống xung quanh chứ không chỉ là chỉ với mỗi con người đó. Cho nên, bố mẹ phải hiểu được cái ưu và cái khuyết cho người con để hình thành một cái tên thực sự có giá trị. Ví dụ, nếu đứa con không khoẻ mạnh chúng ta nên tìm một cái tên có âm hưởng và ý nghĩa mạnh mẽ hơn để khuyến khích sự phát triển của con như Mạnh, Tiến, Thắng...Nếu con mình trông quá nghịch ngợm và láu lĩnh thì nên đặt tên có tính dịu bớt và hạn chế đi. Ví dụ như Bằng, Minh, Hậu, Thương...Bởi thế, người đặt tên phải là người có khả năng và kiến thức để hiểu được những khía cạnh như lịch sử và niềm trao gửi lại vừa phải nắm được nhân tướng học, xã hội học, tâm linh học... Nếu không tại sao, chúng ta không nên nhờ "chuyên gia", để tránh cho con sự khổ hạnh sau này...
Phân tích sơ qua cách đặt tên cho con đã thấy nhiều vấn đề khi nói đến đặt tên cho tổ chức, doanh nghiệp lại càng nhiều vấn đề hơn. Bởi lúc đó, cái tên không còn chỉ có tính cá nhân mà còn mang tính tập thể, tính quốc gia và quốc tế. Một cái tên của doanh nghiệp, tổ chức thực sự giá trị phải nói lên được giá trị của cá nhân những người thành lập, niềm gửi gắm của tập thể và sức lan toả đến toàn bộ quốc gia và toàn cầu. Nếu một cái tên doanh nghiệp được đặt một cách vu vơ, được đặt theo ý thích cá nhân thì doanh nghiệp đó đã nói lời "tắt thở" ngay khi mới chào đời. Nếu một doanh nghiệp đặt tên theo những người khác thì đã tự đưa mình vào lối sống "tầm gửi" từ khi mới sinh ra. Nếu một doanh nghiệp đặt tên mà như không đặt tên thì có nghĩa là tự " lu mờ" mình ngay khi thành lập. Việc đặt tên không phù hợp, sai và vô giá trị đang là cái bệnh chung hiện nay. Và thiệt hại mà nó gây ra là vô cùng lớn. Giống như làm một việc lãng phí và vô nghĩa vậy. Việc đó, ban đầu chưa gây hậu quả gì và có thể khi gây hậu quả chẳng ai biết nhưng đó là một sự phá hoại ngầm mà chính người thành lập tự gây ra cho chính mình. Việc đặt tên sai giống như đi nhầm đường vậy, đi thì vẫn đi nhưng chỉ khi đến đích thì người ta mới biết là đó không phải là cái mà mình muốn đến và đang đi đến. Có kết quả nhưng không phải là kết quả mà chúng ta muốn. Có kết quả nhưng không phải là điều tương đương với những gì mà mình bỏ ra. Có kết quả nhưng chưa chắc là phải của mình mà lại là của người khác.
Lấy ví dụ cụ thể, tại sao HBO, CINEMAX, MTV.BBC, CNN, DISCOVERY,... lại nỗi tiếng còn những kênh khác lại không...Vì trước hết nó có một cái tên khác biệt và nó đúng là một cái tên đích thực. Còn tại Việt nam là VTT1, VTV2, VTV3....VTV9... Đó không phải là một cái tên. Đó là việc đặt tên mà thực tế là không đặt tên. Bởi cái tên đích thực không chỉ là sự khác biệt giản đơn mà là sự khác biệt toàn diện. Việc đặt tên đó chỉ giết chết nhau, đè lên nhau mà cạnh tranh và chẳng ai có thể tốt đẹp lên. Việc đặt tên đó, nói lên sự khủng hoảng về nội dung, bắt chước, cướp đoạt và sự cạnh tranh không hề lành mạnh rồi sẽ đi đến sự huỷ diệt lẫn nhau.
Trong doanh nghiệp thì sao? Có các lối đặt tên đang thịnh hành như sau.
Lối đặt tên thứ nhất là đặt tên ăn theo, đặt tên theo con cái của mình, đặt tên nghe hoành tráng mà chung chung, đặt tên theo chữ viết tắt vô nghĩa... Thế nào là đặt tên ăn theo. Thấy người ta dùng nhiều VINA thì mình cũng đặt theo là VINA ví dụ như vinaconex, vinaland, vinataba, vinalink, vinaphone, vinacapital, vinabook, vinadesign,...phải đến hàng chục VINA khác. Việc đặt tên này, có lợi có hại gì? Cái lợi thì những người thành lập đã biết ngay khi thành lập. Đó là "đỡ phải nghĩ ngợi", người ta đặt như thế thì mình đặt như thế chắc không sao, người ta là công ty lớn mình đặt như thế nghe cũng thấy lớn. Nếu việc đặt này chỉ dừng lại ở số ít thì không có có vấn đề gì. Nhưng nếu ở quy mô lớn thì những phát sinh bắt đầu xảy ra. Khi đó, những công ty lớn dần mất đi tính khác biệt của mình, gây ra nhầm lẫn giữa những thương hiệu lớn và nhỏ. Những công ty nhỏ sẽ bị mang tiếng là "ăn theo", không sáng tạo và thiếu tính cá nhân. Một thương hiệu doanh nghiệp mà không theo một dấu ấn thương hiệu cá nhân thì gần như mất đi một nữa giá trị của nó. Nếu thương hiệu cà phê Trung Nguyên không phải được sinh ra trên mạnh đất tây nguyên và mang dấu ấn của Đặng lê Nguyên Vũ thì giá trị của Trung nguyên sẽ không tồn tại đến ngày nay. Nếu Phở 24 không được sinh ra để bán 24h với giá tiền khoảng 24.000 và mang dấu ấn của Lý Quý Trung thì Phở 24 cũng giống như bao quán phở khác. Để có thương hiệu không chỉ cần có nhiều tiền và nhiều người mà thực sự chỉ cần 02 yếu tố chính. Một là một cái tên đúng và hai là mang dấu ấn cá nhân người sáng lập. Cái tên nói lên điều khác biệt và tính hiển nhiên tồn tại. Còn dấu ấn cá nhân nói đến tính sở hữu, tính sáng tạo và trí tuệ cảm xúc.
Lối đặt tên thứ hai là đặt tên theo tên con cái, gia đình... Điều này là điều cấm kỵ nhưng rất nhiều doanh nghiệp mới ra đời gặp phải. Họ yêu những đứa con của họ đến nỗi khi đặt tên họ thường đặt theo con cái mình. Hy vọng cho con cái biết tình cảm thiết tha của bố mẹ, cũng như niềm tin và sự khát vọng cho con cái trong tương lai. Họ đâu biết rằng niềm tin yêu đó chỉ nên đặt trong giới hạn gia đình. Dấu ấn cá nhân không phải được thể hiện "lồ lộ" như vậy. Cách đặt tên này sẽ báo hiệu sự không phát triển trong tương lai. Tại sao? Vì một doanh nghiệp vận hành theo tinh thần tập thể. Không ai có thể làm chỉ vì một ý thích hay sở thích của một người giám đốc. Nhân viên muốn họ làm cho một thương hiệu mà thương hiệu đó là của chung mọi người trong đó có họ. Họ muốn mình tồn tại trong đó chứ không phải là kẻ làm thuê. Nếu đặt tên theo con cái của ông chủ và nghiêm trọng hơn khi họ biết đó là nguyên nhân ra đời công ty thì việc vận hành công ty sẽ không còn được nhân viên tự giác nữa. Họ có thể làm vì tiền nhưng không phải làm vì thương hiệu. Do đó công ty làm sao phát triển được.
Lối đặt tên thứ 3 đang thịnh hành là đặt tên hoành tráng và chung chung. Những cái tên như Toàn cầu, Chiến thắng, Thăng Long, Đất Việt, ... đi đâu cũng thấy. Từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Từ trong Nam đến ngoài Bắc, từ Thành phố đến tỉnh thành nông thôn...Việc đặt tên chung chung thực chất là việc làm cho có mà không có giá trị. Một việc vô nghĩa. Khi ai đó nghĩ rằng tên giống nhau nhưng ngành khác nhau là được thì họ đã sai lầm một phần. Bởi họ tự hạn chế ngành nghề của mình, hạn chế sự phát triển của mình. Bởi không ai có thể biết chúng ta lớn mạnh đến đâu nhưng chúng ta biết không nên hạn chế sự phát triển đó. Một lúc nào đó, chúng ta có nhu cầu thành tập đoàn và phát triển đa ngành nghề thì chúng ta đã bị cấm, bị cạnh tranh, bị hạn chế...Việc đặt tên chung chung thực chất là việc tự cho mình là không có thương hiệu ngay từ đầu. Hay nói cách khác là tự phủ nhận chính mình, hoà tan trong sự giống nhau.
Ngôn ngữ là phong phú và vô cùng, vô tận. Để có một tên cái tên đúng nghĩa tuy khó nhưng là việc nên làm ngay từ đầu. Mọi thứ khác có thể vội vàng trừ đặt tên cho nó. Bởi đặt tên đúng đã là một nữa của thành công. Và văn hoá đặt tên là một văn hoá có giá trị và tồn tại mãi với thời gian. Văn hoá này cần được sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ như chú chuột sẽ không ai nhớ nhưng Micky thì không ai quên được nếu đã từng biết, cơn bão số 9 thì không ai nhớ được nhưng cơn bão Chanchu thì ai nghe sẽ nhớ, khi nhớ thì hồi tưởng lại sức mạnh và mất mát của nó,... Bởi thế nên, đất nước nào có văn hoá đặt tên đất nước đó phát triển thịnh vượng. Đất nước nào không có văn hoá đặt tên thì tự lu mờ theo thời gian.
(Bài viết được đăng tải đầu tiên lại Emotino, các báo chí khác cần liên hệ đăng bài và tham khảo xin mời liên hệ tới email info@lethuyhanh.vn)
Malaysia cấm cha mẹ đặt tên con không thích hợp
Cấm đặt tên xấu cho con
Đặt tên công ty - dễ nghĩ nhưng khó làm
Đặt tên con theo tên các loài hoa Bi hài đặt tên doanh nghiệp
Khó như đặt tên doanh nghiệpĐặt tên doanh nghiệp không dễ