Tôi là một nhà nghiên cứu, nhà đào tạo trong lĩnh vực tên miền, website, digital marketing, new media và internet marketing. Tôi hiện làm việc tại tập đoàn Micronet. Micronet có 5 công ty thành viên. Digimarketing là một trong số đó, tôi giữ vị trí CEO. Tôi là người luôn học hỏi và chia sẻ, mong muốn đưa kiến thức, trí tuệ của tôi để tiếp thị hình ảnh Việt nam ra thế giới. Tôi có sở thích nghe nhạc, đọc sách, viết báo và chia sẻ trên các mạng xã hội.
Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2008
Thứ Năm, 11 tháng 12, 2008
Những thống kê giật mình :Việt Nam tụt hậu về kinh tế tới 95 năm so...
Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của ngân hàng Thế giới nhận xét, Việt Nam tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Các chuyên gia của ngân hàng Thế giới đưa ra bảng xếp hạng này căn cứ vào hai tiêu chí.
Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2007 của Việt Nam là 836 USD so với 1.918 USD của Indonesia, 3.850 USD của Thái Lan, và 35.163 USD của Singapore.
Thứ hai, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 ở bốn nước theo thứ tự trên là 6,5%, 4,8%, 4,8% và 4,0% một năm.
“Những tính toán này hoàn toàn là giả thuyết,… nhưng cân nhắc các tốc độ này thì thực tế Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được”, các chuyên gia của ngân hàng Thế giới nhận định.
Mặc dù thừa nhận, đánh giá này có thể là “mạo hiểm” và “nhạy cảm”, nhưng đây là lần đầu tiên một đối tác phát triển của Việt Nam chính thức đưa ra tính toán này.
Đánh giá này không mới, nhưng rõ ràng nó cho thấy chặng đường phía trước dài thế nào để đất nước này vượt qua, cho dù đã đạt được những thành tựu về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong gần 15 năm qua.
Trong khi đó, trên bình diện quốc tế, những nỗ lực cải cách của Việt Nam nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng hơn đang có xu hướng chậm lại.
Theo đánh giá của ngân hàng Thế giới, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam là 104 năm 2007, 91 năm 2008 và 92 năm 2009 trên 178 quốc gia được đánh giá. Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng đầu nhóm các quốc gia xếp hạng thấp.
Ngoài ra, theo đánh giá của diễn đàn Kinh tế thế giới, hầu hết các tiêu chí cạnh tranh trong kinh doanh của Việt Nam đều ở dưới mức trung bình, thực không vượt quá năm điểm.
Theo đánh giá của tổ chức Minh bạch quốc tế, Việt Nam được xếp 2,6/10 điểm năm 2007 và 2,7/10 điểm năm 2008. Hai chỉ số này cho thấy, tham nhũng vẫn đang ở mức rất cao.
Ông Trần Hữu Huỳnh, trưởng ban Pháp chế của phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam nhận xét: “Rõ ràng, vị trí của Việt Nam đã không có sự thay đổi theo các đánh giá của cả ba tổ chức quốc tế trong ba năm gần đây”.
Về phương diện trong nước, nhiều thủ tục hành chính và rào cản kinh doanh đang có xu hướng tăng mạnh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân – nguồn hy vọng để thu hẹp khoảng cách tụt hậu kinh tế của Việt Nam với các nước.
Theo kết quả khảo sát của VCCI, gần như không hề có cải thiện nào trong năm tiêu chí gây khó khăn nhất trong việc kinh doanh trong ba năm qua. Các tiêu chí đó bao gồm vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng.
Rõ ràng, phần lớn các khó khăn này nằm về phía trách nhiệm của Nhà nước.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, nếu Việt Nam cải cách được các thủ tục hành chính công thành công, thì nền kinh tế có thể tiết kiệm được từ 13.000 – 30.000 tỉ đồng/năm (tương đương với 800 triệu đến 1,3 tỉ USD).
Giám đốc dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Jim Winkler nói: “Có hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đeo đuổi… thành thực mà nói, rất khó giải quyết chuyện này”.
Nhưng có mâu thuẫn không giữa môi trường kinh doanh yếu kém như vậy với con số FDI cam kết ở mức kỷ lục 61 tỉ USD năm 2008?
Ông Trần Đình Thiên, viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam nhận xét: “Môi trường kinh doanh yếu như thế cho thấy lượng FDI kỷ lục đổ vào Việt Nam trong 2008 chưa hẳn đã thể hiện được sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế”.
Trong báo cáo của mình, các chuyên gia của ngân hàng Thế giới nhận xét, không ai có thể nói được liệu Việt Nam sẽ đi theo vết xe đổ của Liên Xô cũ hay thành công về phát triển kinh tế như Mauritius.
“Mặc dù khả năng sau có vẻ hợp lý hơn, song nó hoàn toàn tuỳ thuộc vào các quyết sách kinh tế sẽ được đưa ra trong những năm tới”, họ kết luận.
Economy.com.vn:Theo Tư Giang(SGTT)
Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2008
ĐỊNH VỊ RESORT
Phát huy lợi thế biển
Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng Du lịch và Lữ Hành Thế giới, Việt nam được xếp vào nhóm 10 nước có dự báo có sự phát triển du lịch và lữ hành hàng đầu thế giới giai đoạn 2007-1016. Tạp chí Asia Time (Hồng Kông) đánh giá, Việt
Còn tờ Wall Street Journal của Mỹ nhận xét, trong khi vẫn là điểm đến quen thuộc của khách “du lịch ba lô”, giờ đây, Việt nam đang thu hút loại khách du lịch giàu có hơn. Ngoài yếu tố hấp dẫn về thiên nhiên và văn hoá, Việt
Chính vì thế, chưa có thời điểm nào mà kinh doanh resort tại Việt
Tận dụng lợi thế biển và phát triển resort là cách đẩy mạnh phát triển du lịch Việt nam
Có thể nói, phát triển resort là xu hướng thể hiện sự quy mô và đẵng cấp, đòi hỏi sự xem xét và đầu tư kỹ lưỡng. Nếu biển là thế mạnh của du lịch Việt nam thì phát triển resort cần được xem là mũi nhọn.
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Văn Hoàng, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt nam, cho biết: “Tình hình kinh doanh resort Việt nam mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, còn thiếu những resort quy mô quốc tế. Chúng ta không thể cạnh tranh loanh quanh với các đối thủ trong nước mà phải vươn ra khu vực thế giới”.
Phát biểu này của ông Hoàng cũng tương đồng với quan điểm của các chuyên gia du lịch quốc tế khi đánh giá tiềm năng du lịch biển Việt nam. Theo họ, so với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, du lịch biển Việt nam không hề thua kém thậm chí có phần vượt trội về tài nguyên. Việt Nam nằm trong Biển Đông, nơi được coi là con đường chiến lược giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Vùng biển và thềm lục địa Việt nam có 120 bãi biển có thể phát triển du lịch, cảng biển.
Trải dài từ Trà cổ - Móng cái đến đảo ngọc Phú Quốc, nơi nào cũng có nhiều vũng, vịnh, hang động tự nhiên. Trong đó có nhiều vịnh đẹp như vịnh Bái Tử Long, Vân Phong, Cam Ranh, Vĩnh Hy… Riêng vịnh Hạ Long và Nha Trang đã được công nhận là 2 trong những vịnh đẹp nhất hành tinh. Trừ vùng biển, đảo ở tỉnh Kiên Giang nằm hướng Tây
Do đó, vấn đề quan trọng và đang trở nên cấp bách hiện nay là Việt nam vẫn còn thiếu tầm trong công tác quảng bá tiếp thị hình ảnh du lịch và lợi thế kinh doanh resort đến với du khách quốc tế. Công việc này đòi hỏi phải định vị các resort Việt
Bài học từ các nước
Bài học thứ nhất có thể giúp Việt Nam phát huy lợi thế của mình đến từ Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) với công trình khách sạn 7 sao đầu tiên trên thế giới mang tên Buji Al Arap tại Dubai. Đây là quốc gia được bình chọn là đứng đầu thương hiệu resort trên toàn cầu. Họ đã định vị bằng sự độc đáo và xa xỉ, thông qua việc đầu tư đến 650 triệu USD cho công trình này.
Bài học thứ hai đến từ Thái Lan. Hằng năm, Thái lan thu hút khoảng 14,5 triệu lượt du khách, một con số mơ ước của Việt nam (mới đạt 3,5 – 4 triệu lượt/năm). Vì sao Thái lan làm được như vậy? Thứ nhất, họ chỉ tập trung quảng cáo cho một vài điểm nổi bật của các khu resort như Phuket và Pattaya. Thứ hai, họ đầu tư tốt về cơ sở hạ tường và đa dạng dịch vụ vui chơi, giải trí trên cạn và dưới nước…
Môt điểm khác nữa là hiện nay, giá tour Việt nam - Thái lan chưa đến 5 triệu đồng/người, trong khi dịch vụ phục vụ du khách hoàn hảo và khép kín. Năm 2007, chính phủ Thái Lan hỗ trợ 50% giá tour cho mỗi du khách. Với hơn 14,5 triệu lượt du khách thì số vốn hỗ trợ quả là khổng lồ. Nhưng Thái Lan không hề lỗ vì các dịch vụ mua sắm, vui chơi …sẽ bù đắp lại khoản thiếu hụt.
Bài học thứ ba đến từ đất nước nhỏ bé
Bài học của UAE, Thái Lan và
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề xuất định vị nội dung resort là “ nơi nghĩ dưỡng thiên nhiên nguyên sơ và spa chuyên nghiệp”. Một điển hình là khu nghĩ dưỡng cao cấp Evason Hideaway trên vịnh Ninh Vân ( Ninh Hoà, Khánh Hoà). Đó là thông điệp chính đem lại sự khác biệt với các nước khác và hài hoà với thông điệp The Hidden Charm (Vẻ đẹp tiềm ẩn) của du lịch Việt nam. Khu vực nên tập trung để quảng bá và truyền thông toàn thế giới cho các khu resort là Mũi Né, Nha trang và Hội An. Với việc định vị mục tiêu, chính phủ cần nghiên cứu và thống nhất bằng các thông số ngắn, trung và dài hạn để toàn ngành, toàn dân biết và nỗ lực thực hiện.
Về phương thức và cách thức truyền thông, Việt nam nên tận dụng tối đa công cụ truyền thông trực tuyến. Hiện nay, có hàng trăm website phục vụ du lịch trực tuyến. Tuy nhiên website có chất lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay như
Lê Thuý Hạnh - Giám đốc công ty Microweb
Thứ Ba, 2 tháng 12, 2008
Thứ Hai, 1 tháng 12, 2008
Nữ tiến sĩ 27 tuổi muốn thay đổi kinh tế thế giới
Tiến sỹ Lê Võ Phương Mai.
Và với ý tưởng táo bạo ấy, cô đã được Bộ Giáo dục Anh cấp học bổng trị giá gần 200.000 bảng Anh (tương đương gần 6 tỷ VND) cho chương trình nghiên cứu sau tiến sỹ về các mô hình kinh tế vĩ mô.
Đó là tiến sỹ Lê Võ Phương Mai - cán bộ của trường đại học nổi tiếng Cardiff (Anh) - thành viên tổ chức nghiên cứu kinh tế của Liverpool.
Tác động lớn tới người làm chính sách
Để nghiên cứu được các mô hình kinh tế vĩ mô phải là những chuyên gia kinh tế giỏi và có nhiều năm kinh nhiệm. Với Mai thì ít nhất một trong hai yếu tố đó (ví như tuổi tác) còn thiếu. Mai đã đối mặt với trở ngại ấy như thế nào?
Nghiên cứu của tôi là dùng một thuật toán để kiểm tra các mô hình kinh tế. Nhờ đó, tôi đã chỉ ra mô hình kinh tế vĩ mô đang được áp dụng phổ biến có những điểm chưa chuẩn xác và không thể dùng riêng mô hình này để chẩn đoán nền kinh tế, cần phải có một sự thay đổi.
Tôi cũng đã chứng minh rằng nền kinh tế Mỹ không thể dùng riêng mô hình này mà phải thêm những mô phỏng khác thì mới chuẩn xác hơn.
Để có thể thực hiện được đề tài nghiên cứu này, tôi may mắn đã nhận được sự giúp đỡ lớn lao của người thầy và cũng là chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Anh.
Ông là Giáo sư, tiến sỹ Patrick Minford - người đã từng nhiều năm làm cố vấn kinh tế cho nguyên Thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher. Trong thời gian làm nghiên cứu tiến sỹ và sau đó, ông đã hỗ trợ tôi rất nhiều, nhất là những kiến thức liên quan đến thực tế.
Một mô hình kinh tế vĩ mô mới? Hình hài nó như thế nào vậy?
Tôi xây dựng mô hình mới dựa trên thuyết mô hình kinh tế hiện nay có tên là New Keynesian Model với một thuyết cũ hơn là New Classical. Thông qua các dữ liệu sẵn có, tôi đã chứng minh rằng, nền kinh tế được mô phỏng theo hai thuyết này gặp nhau sẽ thấy đúng hơn.
Khi đọc các luận thuyết của bạn, các chuyên gia kinh tế Anh chắc khó đồng tình?
Trước khi tôi làm nghiên cứu này, đã có nhiều người không đồng tình với mô hình hiện nay nhưng do họ không tìm được mô hình nào phản bác lại nên khi tôi làm thì họ cũng đồng tình. Tuy nhiên, cũng có nhiều người không đồng ý với cách lập luận của tôi.
Chuyện này cũng là bình thường vì trong kinh tế vĩ mô có rất nhiều trường phái. Song điều quan trọng là nghiên cứu của tôi có tính thực thi nên đã tác động lớn tới suy nghĩ của những người làm chính sách, nghĩa là họ đã phải nghĩ đến các mô hình khác chứ không chỉ dùng mô hình như bây giờ.
Trường hợp đầu tiên được đặc cách lên tiến sỹ
Những người trẻ tuổi thường mơ mộng mà kinh tế thuộc lĩnh vực khô khan. Con đường bạn đến với ngành này như thế nào?
Tôi yêu khoa học tự nhiên từ nhỏ. Năm 12 tuổi, tôi cùng gia đình sang Nga và học trường phổ thông chuyên lý tại đây. Tốt nghiệp phổ thông, tôi sang Anh học dự bị đại học tại trường Bellebys ở Brighton và học đại học ở trường Cardiff.
Hồi năm thứ nhất học đại học, tôi chọn ngành Tài chính - Ngân hàng, nhưng đến năm thứ hai, nhận thấy tôi có năng khiếu về kinh tế, các thầy đã khuyên tôi chuyển sang học ngành kinh tế và đó chính là dấu mốc gắn tôi với con đường nghiên cứu sau này.
Nghe nói, Mai là người đầu tiên của trường Cardiff được đặc cách học tiến sĩ?
Năm 2003, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã xin được học bổng cao học ở nhiều nơi như tại trường ĐH Oxfoxd, ĐH Cambridge, ĐH Kinh tế chính trị London… nhưng rồi tôi lại quyết định học tiếp ở trường Cardiff, nơi có người thầy đã dìu dắt tôi trong suốt những năm học đại học.
Do có kết quả học tập xuất sắc, tôi đã trở thành sinh viên đầu tiên của trường Cardiff được đặc cách học luôn tiến sĩ (vì theo quy định bắt buộc phải học qua thạc sỹ mới được làm tiến sỹ - PV). Đề tài nghiên cứu sau tiến sỹ mà tôi được nhận học bổng gần 200.000 bảng Anh cũng bắt đầu nhen nhóm trong quá trình tôi làm tiến sỹ tại trường.
Học bổng gần 200.000 bảng Anh không chỉ lớn đối với người Việt Nam mà tại Anh cũng vậy. Mai có cảm thấy vinh dự vì điều đó không?
Đây là suất học bổng do Bộ Giáo dục Anh cấp rất có uy tín, mỗi năm chương trình này chỉ cấp tối đa là 15 suất dành cho lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, do điều kiện lựa chọn rất khắt khe, nếu người xin cấp học bổng không đưa ra được chủ đề làm nghiên cứu có sức thuyết phục thì sẽ không thể xin được.
Chính vì thế, có nhiều năm số người nhận được học bổng này rất ít. Về trường hợp của tôi, theo đánh giá của cơ quan xét cấp học bổng thì chủ đề nghiên cứu này có tác động lớn tới nền kinh tế.
Hơn nữa do nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế lại bao gồm nhiều kiến thức về toán học nên tôi đựơc nhận học bổng kéo dài tới 2 năm (2008 - 2010) và số tiền đó lên đến gần 200.000 bảng Anh.
Trót mê nghiên cứu rồi
Mai có dự định gì cho công việc sắp tới của mình?
Cái mô hình mới của tôi đang làm rất khả thi và hiện tại tôi đang thực hiện đề tài mới về Bong bóng giá cả đối với các thị trường như: vàng, bất động sản, chứng khoán, vật liệu… và cách xử lý của nhà nước.
Việc nghiên cứu đề tài tiếp theo cũng là cách củng cố cho mô hình mới mà tôi đưa ra. Chẳng hạn như sự nổ bong bóng về giá nhà đất vừa qua tại Mỹ, nhiều người nói là phải ngăn chặn bong bóng này từ đầu nhưng Chính phủ Mỹ không làm được điều đó.
Và để có bài học, chúng ta cần phải chứng minh bằng mô hình vĩ mô, tôi sẽ thể hiện điều đó trong nghiên cứu của tôi.
Hiện tượng "bong bóng nổ" cũng đã từng xảy ra với nhiều thị trường hiện nay, nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nguy cơ này. Với kiến thức của mình, Mai có sự liên tưởng nào tới nền kinh tế trong nước hiện nay?
Tôi có được thông tin về nền kinh tế Việt Nam qua sách báo và internet. Theo tôi, lạm phát cao như thời gian vừa qua là do mình mở cửa quá nhanh các thị trường như chứng khoán, nhà đất… và không quản lý được.
Chính sách tiền tệ và chính sách quản lý ở Việt Nam vẫn còn có những bất cập. Để có thể giải quyết được tận gốc vấn đề, nhà nước cần quan tâm đến các chính sách luật pháp, tiếp đến là bộ máy quản lý và ngân hàng.
Một vấn đề nữa, hiện nay Việt Nam đang là một nước nhập siêu, trong khi đó một nền kinh tế bền vững cần phải phát triển nội tại, từ "trong nhà". Như nền kinh tế Trung Quốc, họ đẩy mạnh tiêu thụ và sản xuất trong nước, đó là chính sách tốt. Vì nếu nhập siêu hay xuất siêu khi ở bên ngoài có vấn đề thì sẽ bị tác động mạnh.
Đã bao giờ Mai nghĩ đến việc sẽ trở về Việt Nam đóng góp cho đất nước?
Trong thời gian tới, ít nhất là cho đến khi hoàn thành chương trình nghiên cứu, tôi sẽ vẫn vừa giảng dạy và nghiên cứu tại Cardiff. Ngoài ra, tôi cũng dành thời gian đi thuyết trình và viết bài.
Tôi cũng tranh thủ về nước hàng năm để giúp các học sinh giỏi của Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các trường học tốt của Anh, trước mắt là Cardiff và Bellerbys, nơi tôi từng học, đồng thời thực hiện kết nối hợp tác đào tạo giữa các trường ở Việt Nam và Vương quốc Anh. Nếu có cơ hội, tôi rất muốn sau này được về Việt Nam đóng góp cho đất nước.
Nhưng lĩnh vực nghiên cứu mà Mai đang theo đuổi e khó có thể tìm được một công việc phù hợp ở Việt Nam hoặc phải chấp nhận thay đổi công việc khác?
Đúng là ngành của tôi hiện giờ khó xin việc ở Việt Nam vì nó chỉ phù hợp với công việc của những người làm chính sách, còn làm ở công ty thì kiến thức của tôi sẽ không có điều kiện vận dụng.
Nhưng tôi nghĩ trong tương lai, Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô và lúc đó, kiến thức của tôi có thể vận dụng đựơc. Còn phải thay đổi công việc ư? Tôi nghĩ là khó vì tôi đã trót mê nghiên cứu mất rồi rồi.
Xin cám ơn bạn vì buổi trò chuyện này!
Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2008
Sự sụp đổ của một nền kinh tế thật sự
Nền kinh tế xuống dốc sẽ mang lại lợi ích cho đối tượng nào? (Ảnh: Corbis)
Những đề xuất của giới ngân hàng về một chương trình “cứu trợ” với cái tên Chương trình giải trừ những tài sản xấu (TARP) không phải là một “giải pháp” cho cuộc khủng hoảng mà còn là một “nguyên nhân” của một cuộc sụp đổ lớn hơn nữa.
TARP khiến cuộc khủng hoảng lún sâu hơn. (Ảnh: Corbis) |
Những kế hoạch “giải cứu” góp phần vào việc kéo dài hơn tiến trình bất ổn định cấu trúc tài chính. Nó chuyển một lượng lớn tiền đóng thuế của người dân vào tay các tổ chức tài chính tư nhân, khiến các món nợ công thay đổi liên tục và tập trung quyền lực vào ngân hàng.
Chưa hết, số tiền cứu trợ được các tập đoàn tài chính sử dụng để đảm bảo việc thâu tóm những tập đoàn khác cả trong lĩnh vực tài chính và cả nền kinh tế.
Cung vượt cầu
Nền kinh tế thật sự đang trong khủng hoảng. Tỷ lệ thất nghiệp đang ngày một tăng dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về tiêu dùng của người dân, cũng như các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Với những chính sách kinh tế vĩ mô mới, cuộc khủng hoảng ngày càng có xu hướng trầm trọng hơn khi cung vượt quá cầu.
Các công ty kinh doanh không thể bán sản phẩm bởi phải cắt giảm chi phí lao động, nghĩa là nhân viên bị sa thải và hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. Với lợi nhuận “còm cõi” của mình, họ không có đủ khả năng tiếp tục sản xuất.
Số lượng hàng hoá tồn kho ngày càng lớn. Nền sản xuất theo đó sụp đổ, việc cung cấp hàng hoá giảm do hàng loạt các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp buộc bị đóng cửa.
Do các nhà máy đóng cửa, thêm nhiều công nhân bị thất nghiệp, từ đó dẫn đến tình trạng nghèo đói và sự sụt giảm về tiêu chuẩn sống trên phạm vi toàn thế giới.
Đó là hệ quả của một nền kinh tế lao động rẻ mạt đang suy yếu, được coi là đặc điểm chủ yếu ở các nhà máy có chi phí lao động thấp ở những nước thuộc thế giới thứ 3. Cuộc khủng hoảng thậm chí dẫn tới sự bần cùng hoá ở đại đa số các bộ phận dân cư ở những nước được gọi là phát triển (bao gồm cả những tầng lớp trung lưu).
Ở Mỹ, Canada và các nước phương Tây, toàn bộ khu vực công nghiệp đang “ngàn cân treo sợi tóc”.
Nước Mỹ đang phải đối mặt với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và tài chính. Trước đó, bắt đầu từ những năm 1980 - nước Mỹ vận hành theo chủ nghĩa Reagan - Thatcher, các công ty khu vực và địa phương, trang trại gia đình và doanh nghiệp nhỏ đã bị thay thế và phá sản.
Ngược lại, sự bùng nổ của các cuộc thâu tóm và sáp nhập những năm 1990 đã dẫn đến một sự hợp nhất và cho ra đời các tập đoàn kinh tế lớn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Sự đổ vỡ các tập đoàn tài chính
Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển gần đây, việc tập trung quyền lực vào ngân hàng không có lợi cho những tập đoàn lớn.
Điều nhận thấy dễ dàng ở trong giai đoạn đặc biệt của cuộc khủng hoảng đó là khả năng các tập đoàn tài chính lớn (thông qua việc kiểm soát tín dụng của mình) không chỉ tàn phá nền sản xuất hàng hoá và các dịch vụ mà còn làm suy yếu và phá huỷ sự tồn tại của các tập đoàn kinh tế lớn của một nền kinh tế thật sự.
Sự đổ vỡ của các tập đoàn tài chính lớn đe dọa tới sự ổn định của nền kinh tế thật sự. (Ảnh: Corbis) |
Không chỉ ở riêng lĩnh vực bất động sản và công nghiệp xây dựng, những nạn nhân của một cuộc đại khủng hoảng bất động sản, việc các công ty tuyên bố phá sản và những công ty ngấp nghé bờ vực phá sản có mặt ở tất cả mọi lĩnh vực chính của nền kinh tế như chế tạo, điện tử viễn thông, hàng không, du lịch…
Lấy đơn cử ví dụ từ nền kinh tế hàng đầu thế giới: Mỹ. Theo số liệu mới nhất, một trong ba đại gia sản xuất xe hơi của Mỹ, General Motors giảm 5.500 việc làm, thay vì 3.600 như đã tuyên bố trước đó. Giá cổ phiếu GM rớt 22,9%, mức thấp nhất kể từ 60 năm qua.
Theo số liệu của Cục Thống kê lao động Mỹ công bố tháng 11, chỉ trong tháng 10, đã có thêm 240.000 người mất việc. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 6,1% tháng 9 lên 6,5% trong tháng 10. Tính từ đầu năm đến nay, Mỹ có thêm 1,2 triệu người mất việc.
Một vài trong số những công ty đang trên bờ vực phá sản là những tập đoàn có doanh thu và lợi nhuận khá cao. Câu hỏi quan trọng là: ai sẽ trở thành chủ sở hữu của các tập đoàn ấy nếu chúng bị phá sản?
Phá sản và tịch thu tài sản để thế nợ là một hoạt động quay vòng vốn. Việc cổ phiếu trên thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm, rớt giá, ngay lập tức ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ, vay và thương lượng lại các món nợ của những công ty này.
Những kẻ đầu cơ, quĩ đầu cơ đều thu được lợi từ những vụ sụp đổ. Họ khơi mào cho sự sụp đổ của những công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán bằng cách bán khống và các hoạt động đầu cơ khác.
Một khi giới tài chính hợp nhất được vị trí của mình trong nền công nghiệp ngân hàng, các tập đoàn tài chính trong đó có cả JP Morgan Chase, Bank of America… sẽ sử dụng số tiền lãi từ trên trời rơi xuống mà họ thu được và số tiền cứu trợ thông qua TARP để mở rộng quyền kiểm soát của họ đối với nền kinh tế thật sự.
Bước tiếp theo sẽ là bao gồm việc chuyển đổi các tài sản có tính thanh khoản, cụ thể là tài sản trên giấy tờ (cổ phần) thành một cuộc thâu tóm các tài sản của nền kinh tế thật sự.
Có thể lấy ví dụ về trường hợp của nhà tỉ phú Warren Buffett. Ông là cổ đông chính của General Motors. Gần đây, khi thị trường cổ phiếu giảm trong tháng 10 và tháng 11, Buffett đã nâng số cổ phần của ông ở tập đoàn ConocoPhillips, bỏ qua mục tiêu Eaton Corp khi giá cổ phiếu của tập đoàn này trên thị trường chứng khoán NYSE giảm 62% so với giá trị cổ phiếu thời điểm tháng 12/2007.
Mục tiêu của những cuộc sáp nhập là một loạt những công ty trong ngành nghề dịch vụ và công nghiệp có doanh thu cao đang trên bờ vực phá sản hoặc cổ phiếu mất giá.
Chủ nhân của một nền kinh tế thật sự
Kết quả của những biến chuyển liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng tài chính nêu trên, là cấu trúc sở hữu tài sản của toàn bộ nền kinh tế thật sự suy yếu và lung lay.
Những tài sản trên giấy tờ được tích luỹ thông qua sự vận động thị trường chứng khoán được dùng để dành được quyền kiểm soát các tài sản của một nền kinh tế thật sự, thay thế cấu trúc sở hữu đang bị lung lay.
Những gì mà chúng ta đang phải đối mặt là một mối quan hệ không lấy gì là tốt đẹp giữa một nền kinh tế thật sự và ngành tài chính.
Khối tài chính không tạo ra được hàng hoá. Về cơ bản, họ chỉ có thể tạo ra tiền thông qua việc kiểm soát những giao dịch tài chính. Họ sử dụng những tiến trình giao dịch để thâu tóm những tập đoàn làm ăn chân chính của nền kinh tế thật sự - là những tập đoàn sản xuất ra hàng hoá và những dịch vụ phục vụ cho tiêu dùng dân dụng.
Thật chua xót là, những người sở hữu mới của nền công nghiệp là những kẻ đầu cơ. Họ trở thành người nắm giữ và kiểm soát nền kinh tế, thay thế không chỉ cấu trúc sở hữu đang yếu kém mà còn có quyền năng sắp xếp người quản lý các tập đoàn kinh tế lớn.
Emarketing.vn:Mai Trang-Vietnamnet (theo AxisofLogic)
Thế giới cong: Những hiểm nguy đang che giấu
Khi đưa ra khái niệm "thế giới phẳng", Thomas Friedman nhấn mạnh những hệ quả kinh tế tốt đẹp của toàn cầu hoá và viễn ảnh của một nền kinh tế mới của thế kỷ 21.
Đó là một nền kinh tế đang được san phẳng và trong đó một sân chơi toàn cầu đang trở nên công bằng hơn giữa các nước giàu nghèo, cùng với sự giảm đi ảnh hưởng của những nước kỹ nghệ tiên tiến, nhất là Mỹ.
Trái đất ngày càng lồi lõm
Thomas Friedman đã không nêu ra những hệ quả ít tốt đẹp hơn của toàn cầu hoá. Từ năm 2007, những dấu hiệu bất ổn của thị trường bất động sản và hệ thống tiền cho vay (subprimes) ở Mỹ đã hiện ra. Trong cuộc tranh luận giữa các chuyên gia kinh tế về nguyên nhân và hậu quả của sự phá sản của người mượn tiền mua nhà ở Mỹ trong mùa hè 2008, cuốn sách của David Smick có tựa "Thế giới lồi lõm. Những nguy hiểm che khuất cho nền kinh tế toàn cầu", với một tiểu tựa "Khủng hoảng vay bất động sản chỉ là điểm khởi đầu" , phát hành đúng lúc vào đầu tháng 9.2008, đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của người đọc.
Smick - một cố vấn tài chính ở Washington - đã ghi nhận những hậu quả trái ngược trong nền kinh tế toàn cầu hoá: Sự phát triển nhanh chóng với hàng triệu người ở các nước đang phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói, nhưng cùng lúc hàng triệu công nhân ở các nước phát triển bị thất nghiệp. Cuộc khủng hoảng đang diễn ra cho thấy sự mong manh của kinh tế thế giới với một sân chơi hoàn toàn không phẳng và đầy cạm bẫy.
Smick đã phân tích chi tiết sự phát triển của thị trường tài chính trong những thập niên 1960-1990, và đặc biệt những cách làm ăn dối trá của các ngân hàng đầu tư và các quỹ đầu cơ (hedge fund) ở Mỹ trong thập kỷ vừa qua. Việc không ai kiểm soát được hoạt động của các công ty tài chính, ngân hàng, là mấu chốt của vấn đề! Không kiểm soát được vì không phải thiếu luật lệ, mà vì chính quyền Mỹ hiện nay không muốn làm, không can thiệp vào thị trường, để thị trường tự điều tiết.
Theo Smick, chúng ta đang sống trong một thế giới mà hàng ngàn tỉ USD có thể di chuyển trong vài giây, và số tiền khổng lồ đó nằm trong tay một số nhỏ người buôn bán, mỗi ngày đánh cá với lợi nhuận và rủi ro (với tất cả giới hạn của con người nói chung). Vì thế, cuộc khủng hoảng tài chính lần này ít nhất cũng trầm trọng hơn cách đây 80 năm.
Cải tổ lại kiến trúc hệ thống tài chính
Nói chung hệ thống tài chính thế giới hiện nay đang ở trong một thế giới ảo, dù có đổ tiền bao nhiêu vào (như 700 tỉ USD ở Mỹ, hơn 560 tỉ USD ở Trung Quốc,...) có thể cũng không dẫn đến những thay đổi cần thiết. Theo Smick cần phải cải tổ cả hệ thống kiến trúc cơ bản của tài chính thế giới. Cải tổ như thế nào? Dưới cái nhìn của một chuyên gia Mỹ, Smick cho rằng muốn giải quyết phải có một giới lãnh đạo toàn cầu có đủ bản lĩnh trả lời các câu hỏi sau: Đến mức độ nào sức mạnh của thị trường tài chính có thể chấp nhận được, và có thể nào giữ mãi một mô hình phát triển trong đó một số nước (như Trung Quốc) tích luỹ lượng hàng sản xuất khổng lồ và đổ vào nước Mỹ?
Hai tháng sau cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến trì trệ kinh tế, hầu như mọi người, kể cả nhưng người theo chủ nghĩa tân tự do cực đoan nhất, cũng đồng ý là phải tổ chức lại hệ thống ngân hàng, tài chính thế giới, và cần phải tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư, mậu dịch...
Nhưng tổ chức lại như thế nào đây? Những tranh luận tại hội nghi thượng đỉnh G20 vừa qua ở thủ đô Mỹ, cho thấy sự khó khăn của công việc này. Mỹ và nhiều nước khác cho rằng bộ máy kinh tế thị trường hiện nay "cơ bản là tốt", nên không cần phải thay đổi gì nhiều và chỉ cần tăng "dầu mỡ" bằng các cơ chế quốc tế kiểm soát để chạy tốt hơn. Quan điểm khác cho rằng sau mấy trăm năm, chủ nghĩa tư bản đã già cỗi, cạn ý, không còn phù hợp với thế kỷ 21, nên cần phải xây dựng lại chủ nghĩa tư bản từ tận gốc rễ. Vì trái đất ngày càng "lồi lõm", không dễ sớm chiều đi đến sự đồng thuận nào đó.
Nhìn chung, dù có những chương chưa thật sự thuyết phục và luôn có cái nhìn của một chuyên gia Mỹ, cuốn sách của David Smick: "The World is Curved: Hidden Dangers to the Global Economy" với nhiều thông tin và phân tích cơ bản, là cuốn sách nên đọc (đã được dịch ra tiếng Việt), cho những ai muốn hiểu những chuyển biến nhanh chóng đang diễn ra trong thị trường tài chính thế giới, và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của mỗi người chúng ta.
Economy.com.vn:Nguyễn Minh Thọ, GS, Trường Đại học Leuven - Bỉ (Lao Động cuối tuần Online)
Thứ Hai, 24 tháng 11, 2008
Tiếp thị hình ảnh Việt Nam bằng Resort
(Thứ Ba, 04/11/2008 - 5:41 PM) |
Resort là một khái niệm ngày càng trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Với lợi thế bờ biển dài và đẹp, nằm ở vị trí trung tâm trong khu vực Đông Nam á và châu Á, Việt Nam có khả năng to lớn để phát triển ngành du lịch biển và có thể trở thành mảnh đất trù phú cho các khu nghỉ dưỡng cao cấp nhất khu vực. Hiện nay, Việt Trong những năm qua, các khu resort của Việt Furama Resort Đà Nẵng đã đạt được nhiều giải thưởng như: Khu nghỉ mát tốt nhất châu Á năm 2000 (Tạp chí Epicurean USA), Top Ten khách sạn châu Á năm 2001 (International Award for Tourist), Best Dream Hotel in Asia 2002 (tạp chí Esquire Hong Kong), khu nghỉ mát tốt nhất 5 năm liền (2000–2005) của Tạp chí Vietnam Economic Times và The Guide... Ngày 31/1/2006, ông Thorsten Buehmann, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Tổ chức đánh giá tín nhiệm ngành du lịch “Seven Stars and Stripes” (trụ sở tại Life Wellness Resort Quy Nhơn được tặng danh hiệu Khu spa tiêu biểu trong năm (Spa Retreat of the Year) vào năm 2007 của tạp chí Asia Spa, và Điểm đến có khu spa tốt nhất (Best Destination Spa) trong lễ trao giải thưởng SpaAsia Crystal năm 2006. Ngoài ra, Life Wellness Resort Quy Nhơn còn được báo Vietnam Economic Times trao giải thưởng Khu resort có phương pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất tại Việt Nam 2004 và 2005. Sun Spa Resort đã dành được Giải thưởng “Excellent Services 2005” do Tạp chí The Guide bình chọn. Ana Mandara Resort (Nha Trang) nằm trong 12 resort tốt nhất thế giới thì được tạp chí du lịch nổi tiếng khu vực Bắc Mỹ là Condé Nast Traveller, xếp thứ 3 trong những resort tốt nhất khu vực châu Á năm 2004. Tháng 2/2008 tạp chí TravelP + Leisure (Mỹ) đã dành cho khu Resort Nam Hải tại Hội An thuộc tập đoàn GMH nổi tiếng thế giới giải thưởng công trình du lịch có thiết kế đẹp của năm. Ngày 14/10/2008 vừa qua, The Nam Hai Hội An lại giành thêm giải thưởng khu nghỉ dưỡng tốt nhất châu Á do tập đoàn truyền thông TTG Asia trao tặng. Resort Việt Qua cổng thông tin điện tử Resort.com.vn, chúng ta còn biết đến hàng trăm khu resort cao cấp khác như Romana, PalmGarden, Vinpearl Land, Sunrise Catba, Tuần Châu, Vạn Chài Sầm Sơn, Bãi Lữ Nghệ An,… Đây là trang web đầu tiên tại Việt Resort là nơi hội tụ của tinh hoa và sự sáng tạo, nơi thể hiện tinh thần thân thiện và hội nhập của con người Việt Lê Hạnh - Theo Tờ Thế giới và Việt nam http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=3820 |