Micronews

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Các khái niệm cơ bản về Digital marketing




Trong thời đại phát triển công nghệ thông tin, việc sử dụng internet để quảng bá thương hiệu đang trở nên rất phổ biến, và ngày càng trở nên quan trọng trong các chiến dịch marketing. Nhận thấy được điều này, Marketing Vietnam đã sưu tầm và tổng hợp thành một chuỗi các bài viết như một các bài học để các bạn có thể nắm được một cách cơ bản digital marketing là gì? làm sao thực hiện một kế hoạch digital marketing? đánh giá một kế hoạch như thế nào là hiệu quả . . . Chúng tôi biết các bài viết trong đây sẽ mang tính lý thuyết và có rất nhiều thiếu xót, rất mong các bạn đọc giả đóng góp và chia sẻ. 
Digital marketing là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động marketing cho sản phẩm và dịch vụ cụ thể như sau:
  • Online advertising (Quảng cáo trực tuyến)
  • Email marketing (Tiếp thị qua email)
  • SEM  - Search engine marketing ( Paid listing - quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, tại Việt Nam rất phổ biến với Google Adwords)
  • Search Engine Optimization (tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm)
  • Online PR (PR trực tuyến)
  • Mobile marketing (Tiếp thị qua điện thoại di động)
  • Social Media 
và các phương tiện này đang dần được mở rộng thêm
Đặt điểm của Digital Marketing là:
        • Measurable (có khả năng đo lường)
        • Targetable   (nhắm đúng khách hàng mục tiêu)
        • Optimize able ( có thể tối ưu)
        • Addressable  (xác định)
        • Interactively (có tính tương tác)
        • Relevancy ( tính liên quan)
        • Viral able  (có khả năng phát tán)
        • Accountable(Có thể đếm được)
 Đây là một số khái niệm cơ bản trước khi chúng tôi đi sâu vào từng chuyên mục cụ thể, chúng tôi tin tưởng rằng sau tất cả các bài viết các bạn đọc giả sẽ có một cái nhìn tổng quát về Digital Marketing và ứng dụng trong các hoạt động marketing

Thuật ngữ trong Digital Marketing


In E-mail
Việc đọc và hiểu các bảng báo cáo số liệu của một chiến dịch Marketing online đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định cho các bước tiếp theo của chiến dịch marketing tổng thể. Trong đó có một số các thuật ngữ đòi hỏi các chuyên viên Marketer hoặc Media Buyer không thể không biết. 
A
Affiliate Marketing là gì: Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý) để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator…) áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng trên mạng.

Hiện tại ở VN chưa có doanh nghiệp nào áp dụng triệt để hình thức này, mới chỉ có Hotdeal.vn và Gymglish.vn ứng dụng ở mức thử nghiệm và chưa mang lại hiệu quả.
Nếu bạn là chủ sở hữu của một website, bạn có thể tham gia vào Chương trình Affiliate (Affiliate Program) để tăng thêm thu nhập thông qua việc giới thiệu khách hàng cho các doanh nghiệp cung cấp Affiliate.

Advertiser: Chỉ những nhà quảng cáo, các doanh nghiệp quảng cáo trên internet (Advertiser thường đi đôi với Publisher)

Ad Network – Advertising Network: Chỉ một mạng quảng cáo liên kết nhiều website lại và giúp nhà quảng cáo –  có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên nhiều website khác nhau. Google, Chitika, Infolinks, Admax… là những ad networks lớn trên thế giới. Tại Việt Nam hiện có một số Ad networks như: Ambient, Innity, Admarket của Admicro…

Adwords – Google Adwords là gì: Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…

Adsense – Google Adsense là gì: Google Adsense là một chương trình quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng quảng cáo Google Adwords, đăng quảng cáo của Google trên website của mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.

Analytics – Google Analytics: Là công cụ miễn phí cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó. Thankiu sẽ có một bài viết chi tiết về các Thuật ngữ của Google Analytics

Từ điển thuật ngữ Online Marketing - Online Marketing Terms

B

Banner: (Biểu ngữ) Banner là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo.
Booking: Chỉ việc đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên các trang mạng/hoặc đặt đăng bài PR trên báo điện tử

C

CTR – Click through Rate: Là tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt dc 0.01%.

CPA – Cost Per Action là gì: CPA Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.

CPC – Cost Per Click là gì: CPC Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.
CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions) là gì?:  CPM Là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.

CPD – Cost Per Duration là gì: CPD Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng…). Hiện hình thức này chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu.

Contexual Advertising là gì: Contextual Advertising là hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của trang web, hoặc dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.

Click Fraud – Fraud Click là gì: Click Fraud hay Fraud Click là những click gian lận có chủ ý xấu nhằm làm thiệt hại cho các nhà quảng cáo hoặc mang lại lợi ích không chính đáng cho người click. Fraud Click là một vấn nạn tại Việt Nam, chủ đề này thậm chí đã được BBC nhắc tới trong một bài viết nói về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.

Content Networks là gì: Content Networks là thuật ngữ nói đến hệ thống các trang web tham gia vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google. Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo Google Adwords.

Conversion – Conversion Rate là gì: Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện… Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng).

D
Dimension: Kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px

Doorway Page: Một trang web (chỉ một trang đơn lẻ) được xây dựng nhằm mục đích tối ưu để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với một số từ khoá nhất định. Thuật ngữ này thường được các đơn vị làm SEO áp dụng để triển khai SEO cho website của khách hàng.

Demographics: Thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng trong chiến dịch quảng cáo của họ. Các thuộc tính cơ bản như: Độ tuổi, Giới tính, Tình trạng hôn nhân, Thu nhập…

Display Advertising là gì:  Display Advertising là thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo.

G
Geo Targeting/Geographic: Là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng. Quảng cáo sẽ xuất hiện tương thích với vị trí địa lý của khách hàng. Hình thức này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam do việc xác định vị trí dựa theo IP giữa các địa phương tại Việt Nam chưa rõ ràng

 F
Forum seeding là gì? Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.

H
Hybrid Pricing Model: Là một mô hình tính giá trong Online Marketing kết hợp giữa CPC và CPA (hoặc đôi khi kết hợp giữa CPC, CPA, CPM).

 I
Impression là gì: Impression là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số này không phản ánh chính xác thực tế vì có thể quảng cáo xuất hiện ở cuối trang nhưng người dùng không kéo xuống tới quảng cáo đó vẫn có thể được tính là 1 impression.

K
Keyword: Từ khoá
Khi bạn tìm bất cứ những thông tin nào bạn muốn hãy đánh vào công cụ tìm kiếm và sử dụng những từ khóa. Ví dụ bạn có thể dùng từ khóa “vietnam”, “vietnamese” hay “vietnam informations” để tìm kiếm thông tin về Việt Nam trên mạng Internet.

 KPI - Key Performance Indicator: Là các chỉ số để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo. Thankiu sẽ có một bài viết chi tiết về các KPI sử dụng trong online marketing.
L
Landing Page là gì: Landing Page là một trang web (khác với 1 website) được tao ra nhằm mục đích thu hút người truy cập trong chiến dịch quảng cáo, Landing Page có mục tiêu là chuyển đổi từ khách truy cập trở thành khách hàng thông qua Form đăng ký, Form liên hệ…, Ngoài ra Landing Page còn là thuật ngữ dùng chỉ trang đích của một chiến dịch SEO, hay quảng cáo Adwords, Quảng cáo banner…

M
Meta “Description” Tag: Thẻ Meta “Description”
Công cụ tìm kiếm cho phép bạn ở bất kỳ đây cũng có thể sử dụng từ 135 đến 395 ký tự trong thẻ Meta “Description”. Bởi vì ở đây chính là cái sẽ hiển thị site của bạn cho tất cả những người truy cập công cụ tìm kiếm và đảm bảo rằng 135 ký tự đầu sẽ hiển thị chính xác website của bạn.
Meta “keywords” Tag: Thẻ Meta “từ khoá”

Đây chính là nơi chính xác cho các từ khoá. Danh sách từ khoá của bạn cần ngắn gọn, sử dụng cả từ đơn và cụm từ. Phần lớn những người truy cập công cụ tìm kiếm đôi khi gõ từ khoá sai và vì thế bạn cần có danh sách các từ khoá đánh sai.

Meta Tag: Thẻ Meta

Meta Tag cung cấp các từ khoá và những thông tin cụ thể. Những người truy cập trang web sẽ không nhìn thấy thông tin này nếu như họ không xem mã nguồn.

N
Newbie là gì: Newbie là thuật ngữ có nghĩa là Người mới - Thuật ngữ này thường áp dụng cho những người chưa biết sử dụng máy tính và Internet hoặc mới tham gia vào một lĩnh vực nào đó liên quan tới internet. Bạn đang mày mò tìm hiểu về Google Adsense? Bạn là một newbie về Adsense, hay bạn là một người đang tập chăn gà.

O
Online Marketing là gì? (Marketing Online là gì): Online Marketing là hình thức marketing dựa trên các công cụ của internet. Online Marketing bao gồm nhiều công cụ/hình thức như: Display Advertising, SEM – Search Engine Marketing, Email Marketing, Social Marketing… Tìm hiểu thêm về xây dựng chiến lược online marketing >>

Organic Search Result là gì: Organic Search Result là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Ngoài Organic Search Result trang kết quả tìm kiếm còn có Paid Search Result.

P
Pageviews: Số trang web được mở – Chỉ số này tác động đến thu nhập của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Pageviews càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập. Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.

Paid Listing: Thuật ngữ này thể hiện việc phải trả tiền để được xuất hiện trên 1 website, đó có thể là trang kết quả tìm kiếm của các Search Engine hay một trang web danh bạ nào đó.

PPC – Pay Per Click: Tham khảo CPC

PPL – Pay Per Lead; PPS – Pay Per Sale: tham khảo CPA

Payment Threshold là gì: Payment Threshold là mức thu nhập tối thiểu để yêu cầu thanh toán. Là mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải đặt được trước khi muốn yêu cầu thanh toán từ các mạng Affiliate. Ví dụ, với Google Adsense mức tối thiểu là 100 USD, Chitika và Infolinks mức tối thiểu là 50 USD. Mức Payment Threshold còn phụ thuộc vào hình thức thanh toán (Payment Method) mà bạn lựa chọn. Ví dụ thanh toán qua Western Union, Paypal hay Check…

Pop Up Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng.

Pop Under Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại. Hình thức này cũng không còn được áp dụng phổ biến.

Publisher: Thuật ngữ nói đến những nhà xuất bản website, những người sở hữu website/ hoặc chính 1 website nào đó. Publisher tham gia đặt các quảng cáo cho các Advertiser và có được thu nhập. Thankiu.com cũng là 1 publisher, tại Việt Nam có nhiều publiser lớn như: Vnexpress, 24h.com.vn, Dantri, Ngoisao.net, Zing…

R
ROI – Return on Investment: Hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Chỉ số này thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?

S
Search Engine Marketing: Marketing qua công cụ tìm kiếm, bao gồm Google Adwords và SEO

SEO: Search engine optimization: Tối ưu hoá (cho) động cơ tìm kiếm. Tập hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với động cơ tìm kiếm với mục đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm kiếm theo một nhóm từ khoá mục tiêu nào đó.

SERP là gì?: Search Engine Result Page: SERP là trang kết quả tìm kiếm được hiển thị sau khi người dùng thực hiện một thao tác tìm kiếm.

Sitemap: Bản đồ/sơ đồ website – Có hai loại Sitemap: 1. Sitemap dành cho Search Engine thường có định dạng sitemap.xml, giúp các Search Engine dễ dàng craw thông tin trên website;

2. Sitemap dành cho người dùng giúp người dùng dễ dàng theo dõi và tìm hiểu website.
Social Media / Social Marketing là gì:  Social Media hay Social Marketing là hình thức marketing thông qua các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm marketing.

Social Networks là gì? Social networks là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Social Networks có thể được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực:
1.    Mạng chia sẻ video: Youtube, Vimeo, Daily Motion, Clip.vn…;
2.    Mạng chia sẻ hình ảnh: Flick, Picasa, Photobucket, Upanh.com, Anhso.net…
3.    Mạng chia sẻ âm nhạc: Zing Mp3, Nhaccuatui, Yahoo Music, Nhacso.net, Nghenhac.info…
4.    Mạng kết bạn: Facebook, ZingMe, Go.vn, Linkedin, Myspace, Google+, Truongxua.vn
5.    Mạng cập nhật tin tức: Twitter
6.    Các diễn dàn/Forum: Danh sách diễn đàn ở VN và nước ngoài có rất nhiều và phổ biến
7.    Mạng hỏi đáp: Yahoo Hỏi đáp, Vật Giá hỏi đáp, Google hỏi đáp…
8.    Mạng chia sẻ kiến thức, tài liệu: Tailieu.vn, Slideshare.net, Docstoc.com…
9.    Và còn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks

SSL – Secure Socket Layer: Lớp bảo mật SSL
Với cơ chế này, khách hàng của bạn khi trao cho bạn các số thẻ tín dụng sẽ tin tưởng rằng các thông tin cá nhân bao gồm cả số thẻ tín dụng sẽ không bị đánh cắp qua Internet.

Skycraper: Một kích thước quảng cáo phổ biến và được IAB khuyến khích sử dụng, kích thước 160x600px hoặc 120x600px

U
Unique Visitor là gì: Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian. Ví dụ, trong 1 ngày bạn và xem website 2 lần, mở tổng cộng 6 trang thì sẽ được tính là: 1 visitor, 2 visits, 6 pageviews.

Usability: Thuật ngữ online marketing này thể hiện sự tiện dụng, tính dễ sử dụng của website đối với người dùng.

V
Visit: Số lượt ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor

Visitor: Số người ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor

Nguồn tin: Marketing Vietnam    

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Kinh doanh tên miền: Nghề 1 vốn… 4000 lời?

Tên miền “Gambling.com” được mua lại với giá ngất ngưởng 20 triệu USD. Nếu căn cứ vào những con số “khủng” như vậy, lĩnh vực kinh doanh tên miền sẽ chưa dừng lại ở nghề 1 vốn… 4000 lời.
Chân dung Lê Thúy Hạnh - CEO Digimarketing JSC
Tên miền trong thế giới phẳng

Tính đến tháng 4/2012, Việt Nam tiếp tục dẫn đầu các nước có số lượng đăng ký tên miền quốc gia (.com.vn/.vn) nhiều nhất tại khu vực với 291.384 tên miền, đạt tốc độ tăng trưởng 100%. 

Chị Lê Thúy Hạnh, CEO Digimarketing JSC, người được mênh danh là nữ hoàng tên miền Việt Nam, cho biết: “Có được những tên miền mong muốn cũng đồng nghĩa với việc làm chủ cho những sản phẩm trong tương lai. Nó vô cùng thuận lợi cho những người nắm giữ được tên miền”.

Tiềm ẩn những giá trị cực lớn, song không phải tổ chức, DN, cá nhân nào cũng ý thức được ý nghĩa của tên miền và thương hiệu số. Sau khi thành lập được 1 năm, Mark Zuckerberg, CEO Facebook đã quyết định đổi tên mạng xã hội của mình từ TheFacebook (tên ban đầu) thành Facebook. Với tài nhìn xa trông rộng, Zuckerberg quyết định bỏ ra số tiền 200.000 USD để mua tên miền Facebook.com. Đây là một hành động sáng suốt, bởi nếu sử dụng tên miền kém “đắt” như TheFacebook.com, có thể công ty chưa có được thành công như bây giờ.

Ngay ở Việt Nam, công ty An ninh mạng Bkav cũng đã bỏ ra 2,3 tỷ đồng để mua lại tên miền Bkav.com. Ông Nguyễn Tử Quảng, TGĐ Công ty An Ninh Mạng Bkav cũng thừa nhận, cách đây hơn chục năm, do không nghĩ đến việc có thể đưa công ty ra toàn cầu nên Ban lãnh đạo đã không mua tên miền quốc tế mà chỉ mua tên miền trong nước Bkav.com.vn. 


Trung Nguyên chi hàng trăm tỷ đồng để quảng cáo thương hiệu cà phê chồn, nhưng lại không dành một số tiền nhỏ để bao vây những tên miền có liên quan.

Mới đây nhất, dư luận xôn xao trước thông tin Trung Nguyên mất tên miền thương hiệu “cà phê Chồn”. Thực tế, tên miền tiếng Anh của cà phê Chồn vốn là sản phẩm của cà phê Trung Nguyên đã bị cá nhân khác đăng ký và nhúng nội dung quảng bá cho thương hiệu cà phê sắp vào Việt Nam là Starbucks. Trước đó, Trung Nguyên cũng nổi tiếng với “lịch sử” bị mất tên miền thương hiệu ở nhiều quốc gia. 

Nếu giả định tên miền cà phê Trung Nguyên mang tên trungnguyen.vn nhằm thể hiện đẳng cấp và vị thế của Việt Nam, thì tên miền trungnguyen.com giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu ra thế giới. 

Được biết, Trung Nguyên chi hàng tỷ đồng để quảng cáo thương hiệu cà phê chồn, nhưng lại không dành một số tiền nhỏ để bao vây những tên miền có liên quan. Cuối cùng, có người đã mua nó và thông báo nếu Trung Nguyên cần có thể nhượng lại (theo luật quốc tế tên miền dot-com có thể mua-bán). Tuy nhiên, người phát ngôn của Trung Nguyên cho biết: “Chúng tôi đã có tên miền legendee.com, không cần mua thêm những tên miền khác như legendeecoffee.com. Chúng tôi đã xây căn nhà của mình thì phải lo sao cho nó được vững chãi, đẹp đẽ chứ không thể mua cả dãy phố xung quanh chỉ để đảm bảo căn nhà của mình”. 

Về vấn đề này, chị Hạnh cho rằng đây là suy nghĩ vô cùng sai lầm. Bởi lẽ, nếu là tên miền dot-vn, hành động nhúng nội dung quảng cáo sản phẩm Trung Nguyên cho Starbucks của người sở hữu tên miền này là trái pháp luật và họ sẽ mất luôn tên miền đó. Tuy nhiên, luật pháp quốc tế lại không quy định chặt chẽ như vậy.
 
Trong trường hợp này, Trung Nguyên có thể vấp phải một rào cản lớn nếu muốn xuất khẩu cà phê chồn sang Mỹ. Để giải bài toán này, Trung Nguyên có thể phải bỏ thương hiệu Legendee Coffee và đặt cho dòng sản phẩm này một cái tên khác. Hoặc Trung Nguyên phải tiếp xúc với người sở hữu thương hiệu Legendee Coffee tại Mỹ để đàm phán mua lại tên miền. Và khả năng Trung Nguyên sẽ phải trả một mức phí không hề nhỏ.

Nghề 1 vốn… 4000 lời?

“Mỗi lần ngã là một lần bớt dại”. Qua nhiều mất mát từ những đại gia lớn, các doanh nghiệp có tầm nhìn toàn cầu chắc chắn không bỏ qua vấn đề tên miền. Còn trong giới kinh doanh tên miền, trào lưu toàn cầu hóa hứa hẹn mang về những món tiền không nhỏ từ những tên miền “.com”. (Tên miền “.vn” ở Việt Nam được xét vào tài sản quốc gia và không được mua bán, chuyển nhượng).

Mới đây, trang web Celebrity Net Worth vừa công bố 7 tên miền có giá “khủng” nhất trong lịch sử, với mức giá chuyển nhượng lên tới hàng triệu đôla. Theo đó, “Business.com”, tên miền có giá trị thấp nhất trong nhóm này được bán với giá 7,5 triệu USD. Còn tên miền có nội dung cờ bạc “Gambling.com” đã được một đại gia mua lại với chi phí cao nhất là 20 triệu USD. 


"Vua tên miền" Kevin Ham

Trong giới kinh doanh tên miền không ai không biết đến nhân vật có vai vế nhất trong lĩnh vực này phải kể đến Kevin Ham, người gốc Hàn Quốc hiện sống tại Vancouver (Canada). Lúc khởi nghiệp, mỗi ngày Ham đã mua 30 đến 100 tên miền. Bỏ ngoài tai sự dè bỉu của mọi người bởi anh bỏ ra số tiền quá lớn, trong khi phải cóp nhặt từng đồng để quảng cáo cho số tên miền đó, Ham tin tưởng việc sở hữu tên miền cũng đồng nghĩa với việc anh đang kiểm soát một phần mạng internet. 

Là trưởng khoa nội của một bệnh viện, nhưng ngay khi tìm được ý nghĩa và giá trị của tên miền, Ham bỏ cả nghề bác sỹ. Và anh đã kiếm được 300 triệu USD từ những cuộc đầu tư này. 

Không chỉ có Ham, Scott Day, một nông dân trồng dưa hấu ở Oklahoma (Mỹ) cũng kiếm bộn tiền từ đầu tư “đất” trên mạng và sở hữu một trong những tên miền đáng ngưỡng mộ nhất thế giới trong đó có Watermelons.com.

Không phải ngẫu nhiên chị Lê Thúy Hạnh khẳng định kinh doanh tên miền vẫn là nghề siêu lợi nhuận. Bởi theo chị, mọi người chỉ cần bỏ ra ít nhất 400-830 nghìn đồng để mua một tên miền, nhưng nếu sở hữu tên miền có giá trị, ngay tức khắc người mua có thể bán lại ít nhất gấp 5 lần số tiền bỏ ra ban đầu, thậm chí có những tên miền lên đến 2-3 tỷ đồng (khoảng hơn 100.000 USD).

Nếu căn cứ vào những con số “khủng” các ông trùm kiếm về, kinh doanh tên miền chưa dừng lại ở nghề 1 vốn… 4000 lời.

Tất nhiên, người kinh doanh tên miền cần hiểu được những quy tắc trong kinh doanh tên miền. Bởi có không ít người cho rằng lĩnh vực tên miền là một mỏ vàng và ra sức làm thử. Có những người hoạt động cả 2-3 năm vẫn chưa thu hồi vốn, chị Hạnh nói thêm.

Tên miền đẹp như nhà mặt tiền phố lớn

Tên miền đẹp, phù hợp có giá trị như một ngôi nhà mặt tiền trên tuyến phố lớn. Những tên miền này góp phần định vị thương hiệu cho doanh nghiệp. có giá trị lớn đối với người sở hữu nó.

Bên cạnh những tên miền đắt giá ở nước ngoài, ở Việt Nam cũng đã có những tên miền tương tự với khả năng tìm kiếm cao, có thể làm thương mại điện tử tốt và phát triển ý tưởng dễ dàng.

“Tên miền có thời kỳ tạo nên cơn sốt khi nhiều người chen chúc đăng ký. Nhiều người đưa hẳn một ca-táp tiền đựng hàng trăm triệu đồng để đăng ký tên miền”, chị Hạnh nhớ lại. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tên miền, chị Hạnh cho biết người đầu tư phải tìm được những tên miền đẹp. Với DN, tên miền đẹp giúp tiết kiệm chi phí bởi ở những thương hiệu lớn, sự thay đổi vô cùng tốn kém. Hơn nữa, thay đổi cũng đồng nghĩa với việc DN bị mất uy tín, khách hàng đội nón ra đi,…


“Để có được những tên miền thực sự đẹp, mình cũng phải có duyên và dành nhiều tâm huyết với nó”.

Theo chị Lê Thúy Hạnh, một tên miền đẹp phải thỏa mãn các tiêu chí: dễ làm thương hiệu (thậm chí tên miền đẹp cũng chính là thương hiệu); dễ tìm kiếm; dễ nhớ; dễ quảng bá (nhằm cắt giảm chi phí quảng cáo); dễ mua bán (nếu một ngày doanh nghiệp không dùng có thể bán tên miền với giá cao). 

Chị Hạnh cũng đưa ra một số lưu ý để chọn tên miền đẹp như ngắn gọn, khó viết sai và phải liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình. Đặc biệt, tên miền phải được xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu.

Chị cũng khuyên mọi người không nên đăng ký tên miền liên quan đến những thương hiệu nổi tiếng vì nếu tên miền trùng với thương hiệu của người nước ngoài, tính tự trọng của họ rất cao. “Họ sẵn sàng dùng một tên miền không đủ đẹp, chứ không chi cho những hoạt động được cho là phi lý. Họ cho rằng mình bị áp đặt, chơi xấu hoặc làm khó nên sẽ không dùng. Đây cũng là rủi ro đối với những người tư duy đầu cơ tên miền lớn sẽ… ăn đủ. Tất nhiên, nếu đủ trí tuệ và có kỹ năng tốt trong đàm phán, việc thuyết phục khách hàng mua tên miền, người đầu tư cũng không loại trừ khả năng thành công”.

Chị Hạnh chia sẻ: “Để có được những tên miền thực sự đẹp, mình cũng phải có duyên và dành nhiều tâm huyết”. Thời gian đầu khởi nghiệp, không có tiền, chị Hạnh luôn mang theo giấy bút bên người để ghi chép những ý tưởng lóe lên trong đầu. Chị liên tục nghĩ về những tên miền mình cho là đặc sắc rồi đến FPT đăng ký tên miền. Chị kể, năm 2006-2007 là thời kỳ vô cùng sôi động. Và tất nhiên, những người đi sau có thể không có được những trải nghiệm thú vị như vậy, nhưng mọi người vẫn còn nhiều cách để có được những tên miền đẹp, giá trị.

Chị tiết lộ: “Ngày nào mình cũng xem thời sự để tìm ra những tên miền phù hợp. Cái gì người ta quan tâm nhiều chính là tài nguyên của mình. Bởi tên miền là sự kết tinh của thời đại thông tin, tri thức mà”.

“Khi lên Google, người ra tìm kiếm những gì nóng hổi, cần thiết cho tương lai, đó là những thứ thực sự giá trị. Thời điểm này, những cụm từ như “người mẫu”, “người đẹp”,… rất có giá và những từ đó mình cũng có tất”, chị Hạnh hóm hỉnh nói.

Nói về những rào cản pháp lý ở Việt Nam (tên miền dot.vn không được mua bán, chuyển nhượng), chị Hạnh kỳ vọng thời kỳ này đang dần qua đi, tương lai nhà nước tiến tới sẽ không cấm kinh doanh mà cho phép tên miền được chuyển nhượng. 

“Một khi tên miền được đánh giá đúng, những người có nhận thức sớm sẽ có cơ hội phát triển”, chị nói thêm.

Tân Hoa
Theo TTVN