Micronews

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Lê Thúy Hạnh chia sẻ về Truyền thông mới

Sáng 25/2, tại văn phòng của Micronet, bà Lê Thúy Hạnh – TGĐ Digimarketing đã có một buổi chia sẻ về “Vai trò của người phóng viên trong thời đại truyền thông mới” với 40 bạn trẻ đến từ Nhóm Truyền thông mới (VNMG) và CLB Truyền thông (YMC) của ĐH Ngoại thương.

Xem ảnh về buổi chia sẻ

Mở đầu buổi chia sẻ, bà Lê Thúy Hạnh đã đặt ra hàng loạt câu hỏi khó, từ những vấn đề mang tính chất bản lề như “Phóng viên là gì?”, “Truyền thông mới là gì?” cho đến những câu hỏi mang tính chất gợi mở, định hướng như “Theo bạn, đâu là những tư duy của người phóng viên trong thời đại truyền thông mới?” hay “Bạn muốn trở thành một người phóng viên như thế nào?” Không khí từ đây trở nên rất sôi nổi, giúp kết nối những ý tưởng và quan điểm từ những người trẻ đam mê truyền thông. Phần chia sẻ thêm phần thú vị khi nhận được những ý kiến sắc sảo và đầy trải nghiệm của ông Lại Hợp Nhân - Phó TBT Báo Diễn đàn Doanh nghiệp.



Bà Lê Thúy Hạnh tại buổi chia sẻ

Với sự xuất hiện của các mạng xã hội, truyền thông đang dần có những biến chuyển của nó. Ban đầu là truyền thông đại chúng (mass media), nó đã và đang dịch chuyển đến truyền thông mới (new Internet media) và tiếp đến là truyền thông từ cá nhân (individual media). Ở đó, mỗi cá nhân đều có thể trở thành nhà báo, đều có quyền tranh luận, phản biện, cung cấp thông tin trước bất cứ một vấn đề của xã hội, hoặc có thể trở thành Đại sứ của đất nước mình thông qua Youtube, Blog... Thế giới hiện nay đang dần hình thành những biên giới số, ở đó mỗi cá nhân đều có cơ hội trở thành một công dân mạng, và trong tương lai, biên giới số giữa những mạng xã hội cũng sẽ biến mất, để mỗi công dân trên Internet đều trở thành công dân toàn cầu.

Bà Lê Thúy Hạnh nhấn mạnh nguyên tắc 4P trong thời đại truyền thông mới: tùy thuộc vào mỗi thể chế ở mỗi đất nước, và tùy thuộc vào mong muốn và sự sáng tạo ở mỗi cá nhân mà chúng ta có thể tự cho phép mình làm điều mình muốn ở một mức độ khác nhau (Permission). Khi đã có một “giấy phép” cho bản thân, điều quan trọng là bạn có dám và sẵn sàng tham gia hay không (Participation). Tiếp đó, hãy tự tạo cho mình một chiếc thẻ ID trong thế giới mạng (Profile). Nguyên tắc cuối cùng chính là cá nhân hóa (Persionalization): thay vì riêng tư hóa, hãy thể hiện quan điểm, tính cách, tư tưởng, cái tôi cá nhân giữa cộng đồng rộng lớn hàng trăm triệu người.



Các bạn trẻ đã tham gia rất sôi nổi


Cùng với sự chuyển mình đó, tính chất của truyền thông cũng đang thay đổi rất mạnh mẽ: từ cơ chế đưa tin sang cơ chế lan truyền, từ truyền thông một chiều sang truyền thông xã hội, từ tính chất lặp lại thất thường của thông tin cho tới tính cập nhật, thường xuyên; từ việc người tiêu dùng thông tin là khán giả cho tới là người tham gia...

Truyền thông mới cũng mang đến cơ hội làm giàu cho rất nhiều người. Với số lượng người khổng lồ đang sử dụng Internet và đặc biệt là các mạng xã hội, tiếp thị số đang là xu hướng của thế  kỷ 21. Trong khi đó tại Việt Nam, chưa nhiều người khai thác mảnh đất màu mỡ này. Mạng xã hội giúp cho doanh nghiệp xác định và khoanh vùng thị trường mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn. Và quan trọng nhất, với công nghệ số thì chi phí để quảng bá cho một doanh nghiệp chỉ bằng 1/100 so với các hình thức marketing truyền thống.

Rõ ràng, Truyền thông mới đang là một xu hướng của tương lai với rất nhiều cơ hội đang mở ra trước mắt. Nắm bắt được điều này, mỗi người trẻ, với tư cách là một phóng viên, một công dân trong thời đại số đó sẽ xác định được con đường đi đúng đắn cho mình để vươn lên làm chủ cuộc sống và xã hội – Lê Thúy Hạnh nhấn mạnh lại.

Phương Mai   

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Marketing du kích trong 30 ngày - Bản tin điện tử

Ngày 26 - Bản tin điện tử
Ngày nay, tin tức lan truyền rất nhanh chóng. Chúng ta nghe thông tin trên đài, ti vi 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần cũng như đọc tin tức trên các tờ báo và các ấn phẩm khác. Nhiều người trong chúng ta nghe các bản tin. Các khách hàng và khách hàng tiềm năng của chúng ta cũng vậy. Họ khát khao thông tin về ngành, về cạnh tranh, về các sản phẩm và dịch vụ mới cũng như về những nhà cung cấp. Là nhà cung cấp hay đối tác, bạn có cơ hội thỏa mãn mong muốn này. Một trong những phương tiện tốt nhất để truyền tải tin tức và thông tin tới cộng đồng doanh nghiệp (khách hàng và các khách hàng mục tiêu) là các bản tin điện tử.
Quỹ thư viện công cộng The Boston (BPFL) sử dụng các bản tin để giữ liên lạc với ban điều hành gồm 60 người và nhóm chuyên gia trẻ của họ. Giữ liên lạc cả bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ marketing của Quỹ.Họ sử dụng các bản tin điện tử để truyền tải thông tin chẳng hạn như cập nhật thường xuyên các thông tin về quyên góp tài trợ, các triển lãm thư viện mới, truyền thông về các sự kiện quan trọng và mời tham dự các sự kiện sắp tới.
Các bản tin điện tử giúp BPFL củng cố và duy trì mối quan hệ với rất nhiều người trong ban điều hành. Giống như nhiều tổ chức phi chính phủ, các thành viên trong ban điều hành của quỹ đều là những người đóng vai trò cá nhân quan trọng đối với các chương trình của thư viện và tạo ra tiếng nói của quỹ đối với thế giới.
Với những bản tin điện tử này, BPLF đảm bảo các thành viên trong ban điều hành và các chuyên gia trẻ tuổi luôn được thông báo ngắn gọn, kịp thời về tất cả các hoạt động. Vì các thành viên trong ban điều hành là những vị đại sứ đối với công chúng đồng thời chính là những người dân trong cộng đồng nói về tổ chức, thúc đẩy sự quan tâm và khuyến khích sự đóng góp từ những nguồn mới, nên cập nhật đầy đủ các thông tin cho họ là điều cần thiết. Và đây chính là chức năng của các bản tin điện tử.
Chúng ta hiện nay đang bước vào giai đoạn lịch sử tiến bộ hơn, do vậy, tất cả các dạng truyền thông đều trở nên phổ biến – truyền thông về tôn giáo, về quyền sử dụng đất, giao thương, quản lý và làm nông. Khi truyền tải thông tin về các sự kiện, ngôn từ sẽ lan đi. Đây chính là hình thức ban đầu của “tin tức”.
Thông tin đến từ rất nhiều chiều. Đây chính là cơ sở để hiểu về việc phát minh các mẩu tin (Đông, Tây, Nam, Bắc).
Ngày nay, tin tức lan truyền rất nhanh chóng. Chúng ta nghe thông tin trên đài, ti vi 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần cũng như đọc tin tức trên các tờ báo và các ấn phẩm khác. Nhiều người trong chúng ta nghe các bản tin. Các khách hàng và khách hàng tiềm năng của chúng ta cũng vậy. Họ khát khao thông tin về ngành, về cạnh tranh, về các sản phẩm và dịch vụ mới cũng như về những nhà cung cấp. Là nhà cung cấp hay đối tác, bạn có cơ hội thỏa mãn mong muốn này. Một trong những phương tiện tốt nhất để truyền tải tin tức và thông tin tới cộng đồng doanh nghiệp (khách hàng và các khách hàng mục tiêu) là các bản tin điện tử.
Tại sao bản tin điện tử lại tốt hơn quảng cáo?
  • Tập đoàn Dartnell, công ty đào tạo và truyền thông thúc đẩy có số lượng người đọc gấp bốn lần quảng cáo truyền thống.
  • Các bản tin điện tử được coi là có uy tín hơn và đáng tin cậy hơn quảng cáo.
  • Bản tin điện tử có thể truyền tải nhiều thông tin hơn.
  • Các bản tin điện tử có tuổi thọ dài hơn và được phân phát cho những người xung quanh đọc.
Truyền thông qua thư điện tử có nhiều dạng. Không kể hình dạng hay bối cảnh, nhìn chung bạn cung cấp cho các khách hàng và khách hàng tiềm năng thôgn tin giá trị. Bạn đang mở rộng quan hệ ra những người đọc bản tin của bạn. Bạn đang thực hiện một nỗ lực sáng tạo khác để duy trì và cải thiện nhận thức đầu tiên trong tâm trí khách hàng mục tiêu của bạn. Bạn đang quan tâm tới những người có khả năng nhất trong việc mua hàng của bạn. Sự quan tâm có thể là một lợi thế cạnh tranh.
Bản tin điện tử là một hình thức đơn giản, ít tốn kém về mặt chi phí trong việc giao tiếp với các khách hàng và khách hàng tiềm năng. Đây là một trong những cách tốt nhất để bạn duy trì quan hệ và khiến các khách hàng, khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu nhớ tới tên của bạn.
Các bản tin điện tử tạo cơ hội thông báo cho khách hàng và khách hàng mục tiêu về những ý kiến, thực tế, ý tưởng của bạn về nhiều loại vấn đề. Khuyến khích các khách hàng và khách hàng tiềm năng tham gia vào cuộc hội thoại này có thể gia tăng hiệu quả bán hàng của bạn và thúc đẩy bán hàng thành công.
Một trong những lý do đầu tiên các khách hàng rời khỏi, thay đổi người cung cấp hay ngừng mua là vì thiếu sự chú ý. Họ cảm thấy họ không còn được đối xử như một khách hàng. Họ thực sự cảm thấy bị bỏ quên.
Bản tin định kỳ là các phương tiện marketing tốt để
  • duy trì danh tiếng và uy tín của bạn
  • tạo ra mối liên hệ thống nhất với các khách hàng và khách hàng mục tiêu
  • thông báo tin tức và các thông tin khác về công ty của bạn
  • truyền tải thông tin về bạn và những người khác trong công ty của bạn
  • đưa ra lời khuyên, các bài viết được nhiều người quan tâm và các giá trị khác giúp các khách hàng tiềm năng và khách hàng.
  • Liên kết các điển hình và các hiệp hội thành công khác với công ty của bạn
  • truyền thông về các quà tặng đặc biệt
Việc thu hút sự chú ý của khách hàng là điều đơn giản và dễ dàng, giống như các hình thức marketing du kích khác nhưng rất khó duy trì. Những người làm marketing du kích giỏi tạo sự chú tâm, giỏi làm hài lòng khách hàng trong thời gian dài. Họ biết rằng rất ít người chú ý đến sự quan tâm đến khách hàng nhưng họ thì phải làm.
Sự chú ý của khách hàng đơn giản có thể đến dưới dạng giữ liên lạc. Một cách để giữ liên lạc là xuất bản và phân phối định kỳ bản tin.
Các bản tin điện tử thường được đưa ra trên cơ sở định dạng đa trang nhằm mục đích truyền tải những thông tin đáng được đăng báo, cập nhật về công ty, các chính sách giảm giá, quà tặng đặc biệt và các điểm ưu tiên hay hình thức giải trí cho khách hàng tiềm năng của bạn.
Các bản tin điện tử chỉ có hiệu quả khi chúng được chuyển tới thường xuyên cho các khách hàng của bạn. Các bản tin cần phải dễ đọc, giàu thông tin và có giao diện đẹp. Bản tin điện tử của bạn sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi các khách hàng và khách hàng của bạn mong đợi để được nhận bản tin điện tử của bạn mỗi tháng và/hoặc bắt đầu hỏi bản tin tiếp theo của bạn trước khi bạn xuất bản nó.
Các bản tin điện tử được coi là một phương tiện tinh tế. Chúng đưa ra truyền thông thân thiện với giá trị giúp mở rộng quan hệ của bạn với khách hàng đồng thời nâng cao nhận thức về công ty của bạn, thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Các bản tin điện tử cũng có thể được sử dụng làm bản tin gửi tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng với vai trò là tài liệu hỗ trợ cho các buổi phỏng vấn truyền thông.
Với khả năng xuất bản gọn nhẹ hiện nay, việc chuẩn bị và đưa ra bản tin điện tử có thể đơn giản hơn rất nhiều và tất cả đều nằm trong ngân sách marketing du kích, đặc biệt là khi so sánh với bản tin thương mại khổ lớn trước đây.
Mục đích của bản tin điện tử là làm cho nó thú vị và có giá trị đủ để khách hàng và khách hàng tiềm năng có thể đọc toàn bộ. Bạn muốn đền bù xứng đáng cho sự đầu tư thời gian của độc giả. Để có thể làm được điều này, bạn cần biết khách hàng và khách hàng tiềm năng của bạn cần thông tin gì. Họ có học hỏi được từ các câu chuyện, các điển hình hay các danh sách được ghi từng bước? Điều gì quan trọng với họ và họ đọc cái gì?
Nên thiết kế các bản tin điện tử sao cho chúng có thể thông tin, giáo dục và trả lời những câu hỏi nhiều độc giả băn khoăn nhất. Khi các khách hàng tiềm năng hiểu đầy đủ ích lợi của các sản phẩm hay dịch vụ của bạn, họ có khả năng mua chúng nhiều hơn.
Các mẹo hữu ích và không tốn chi phí đối với các sản phẩm và dịch vụ của bạn vận hành rất giống với các bài báo. Các mẹo miễn phí khiến bạn trở thành chuyên gia trong ngành và chỉ ra rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ những người khác, hai lợi thế khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh của bạn. Khi giúp đỡ hay câu các độc giả bằng những mồi này, họ có xu hướng đọc nhiều thông tin do bạn cung cấp hơn, tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn hay mua hàng của bạn.
Các ý tưởng về nội dung của bản tin điện tử
  • Thông tin về sản phẩm/dịch vụ mới
  • Tin tức về những người trong tổ chức của bạn
  • Bản tin về ngành
  • Các thống kê về thị trường
  • Các mẹo giải quyết vấn đề/các mẹo vặt chuyên môn
  • Các trường hợp điển hình
  • Các bài báo chuyên ngành
  • Các kết quả nghiên cứu/các nghiên cứu
  • Thông tin về xu hướng
  • Các bình luận về tương lai/triển vọng tương lai
  • Thông tin bán hàng/mua hàng
  • Các ý kiến
  • Các yêu cầu về danh sách tham khảo hay những lời kêu gọi hành động
  • Mục khôi hài.
Định dạng của bản tin điện tử
Theo định nghĩa, bản tin điện tử có nghĩa là ngắn gọn. Bản tin điện tử bốn trang là hình thức phổ biến nhất và thường là đủ đối với hầu hết các mục đích marketing. Roger Parker của trang web www.onepagenewsletter.com gợi ý nên sử dụng bản tin điện tử chỉ dài một trang.
Sử dụng các câu chuyện ngắn, thông tin, các danh sách, các mẩu tin nhỏ và các dạng thông tin chính xác khác.
Do quãng thời gian chú ý của các độc giả ngắn nên thông tin cần đưa ra dưới ánh sáng hết sức tích cực và ở dạng khôi hài, mang tính khuyến khích. Tuy nhiên, các bản tin điện tử nên thể hiện sự hài hước chuyên nghiệp, chứ không phải theo kiểu nghiệp dư. Gắn với mục đích của bản tin, đặc biệt nếu bạn làm kinh doanh. Tập trung vào những lợi ích cụ thể của những độc giả của bạn – các khách hàng và khách hàng tiềm năng của bạn.
Đặt tên cho bản tin điện tử của bạn sáng tạo. Làm cho nó trở nên đáng nhớ và độc đáo. Đây là cơ hội để bạn thu hút sự chú ý. Hãy nhớ đặc trưng của bạn.
Hãy làm cho bản tin điện tử của bạn không chứa các quảng cáo. Do bạn đang bán hàng tinh tế nên không cần phải đối mặt với khách hàng và khách hàng tiềm năng để bán hàng trực tiếp.
Viết bản tin điện tử của bạn theo cách khiến người ta dễ tiếp nhận nhất. Đừng lạm dụng thuật ngữ kỹ thuật.
Trang đầu của bản tin điện tử chính là cửa ngõ. Nó chính là nơi thu hút sự chú ý, lôi cuốn các độc giả tiếp tục đọc. Làm thiết kế bắt mắt và thân thiện nhằm đạt mục đích này.
Những cân nhắc khác về định dạng
  • Đồ họa: Những cân nhắc này bao gồm bản đồ, tranh biếm họa, tranh minh họa và thanh lề.
  • Ảnh: Đặt ảnh của bạn vào trong bản tin điện tử. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy làm thế nào thứ đơn giản như thế có thể khởi đầu và duy trì mối quan hệ
  • Hình thức: Đừng cố gắng nhồi nhét quá nhiều thông tin. Hãy làm cho nó thật gọn gàng. Sử dụng khoảng trắng là tốt – hình thức gọn gàng và chuyên nghiệp sẽ khiến cho người đọc tiếp tục đọc.
  • Bản in hay số: Nếu là bản in, bạn cần cân nhắc giấy và mực cũng như các chi phí đi kèm. Nếu là số, bạn cần sử dụng các dịch vụ của một chuyên gia html. Cân nhắc màu sắc và “hình dáng” được thực hiện ở đây, bất kể phương tiện là gì
Sử dụng các bản tin điện tử
Trong tất cả các hình thức marketing du kích, bạn cần sử dụng các vũ khí và phương tiện marketing cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Các bản tin điện tử không có gì khác biệt. Càng tìm được nhiều cách sử dụng cho các bản tin điện tử, hoạt động marketing của bạn càng hiệu quả hơn và thu nhập của bạn sẽ nhiều hơn. Sau đây là một số cách sử dụng các bản tin điện tử góp phần tạo nên thu nhập cao đó:
  • Sử dụng bản tin điện tử làm thư trực tiếp gửi tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu của bạn.
  • Gửi thư điện tử kèm với các cú điện thoại bán hàng.
  • Gửi chúng cho các khách hàng đến mua hàng tại văn phòng, công ty của bạn.
  • Phát chúng tại các cuộc triển lãm hội chợ cho các khách hàng đi qua.
  • Đăng các bản tin điện tử lên trang web của bạn
  • Gửi kèm bản tin điện tử vào các bộ truyền thông và thông tin của bạn.
  • Gửi kèm các bản tin điện tử vào trong thư của khách hàng/khách hàng tiềm năng khác.

Tóm tắt ngày thứ 26

  • Một trong những công cụ hiệu quả nhất để truyền tải thông tin và tin tức tới cộng đồng doanh nghiệp (các khách hàng và khách hàng tiềm năng của bạn) đó là bản tin điện tử.
  • Với thư điện tử, nhìn chung bạn đang cung cấp cho các khách hàng và khách hàng tiềm năng thông tin có giá trị. Bạn đang mở rộng mối quan hệ của mình với những người đọc nó. Bạn đang thực hiện một nỗ lực khác để duy trì và cải thiện nhận thức đầu tiên trong tâm trí khách hàng với những người đọc/khách hàng mục tiêu của bạn.
  • Các bản tin điện tử tạo cơ hội thông báo cho các khách hàng và khách hàng tiềm năng về những ý kiến, các thực tế, ý tưởng về một loạt vấn đề.
  • Các bản tin điện tử thường được đưa ra trên cơ sở thường xuyên dưới định dạng đa trang nhằm mục đích truyền tải thông tin đáng giá, cập nhật các thông tin về công ty của bạn, đưa ra những chính sách giảm giá đặc biệt và những điểm khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm.
  • Các bản tin điện tử chỉ tốt khi chúng được phân phát cho các khách hàng trên cơ sở thống nhất.
  • Các bản tin điện tử có thể sử dụng làm các bản tin cho các khách hàng và khách hàng tiềm năng cũng như là tài liệu hỗ trợ cho các phỏng vấn truyền thông.
  • Các công cụ miễn phí trong một bản tin điện tử đặt bạn với vai trò là chuyên gia trong ngành và chứng tỏ bạn sẵn sàng giúp đỡ những người khác, cả hai đều đem lại lợi ích khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
  • Bản tin của bạn càng có nhiều cách sử dụng thì hoạt động marketing của bạn càng có hiệu quả.

Các bước hành động

  1. Mục tiêu của bản tin điện tử là gì?
  2. Nếu hiện giờ bạn có bản tin điện tử, bạn sẽ có phản hồi gì?
  3. Lưu các bản tin bạn nhận được. Bạn thích gì ở chúng? Bạn không thích gì ở chúng? Chúng có thông báo, thuyết phục hay làm cho bạn cảm thấy thoải mái?
  4. Bản tin điện tử của bạn sẽ có bao nhiêu trang?
  5. Bạn sẽ gửi thư điện tử của bạn như thế nào? Bạn sẽ sử dụng nó ra sao?
  6. Bản tin điện tử của bạn sẽ tự gửi hay bạn sẽ cho nó vào trong phong bì để gửi thư?
  7. Liệu có hợp lý hơn khi bạn gửi thư điện tử một trang hay không? (www.onepagenewsletters.com)
  8. Bạn sẽ cân nhắc tất cả những cách sử dụng nào cho bản tin của bạn? Khi bạn xác định được điều này, cộng số lượng của mỗi cách sử dụng để ra toàn bộ số lượng. Số lượng càng lớn thì các chi phí in ấn theo đơn vị càng nhỏ.
còn nữa,…
JAY CONRAD LEVINSON
theo TTO

Marketing du kích trong 30 ngày - Ngày 1

Ngày 1: Mục đích của marketing
Công ty du lịch Minnesota biết đâu là đích đến của công ty mình. Các nhân viên của công ty đều có mục đích và mục tiêu hoạt động marketing của riêng mình. Dưới đây là một số hoạt động marketing du kích được đưa vào thực tiễn ở cấp chính phủ.


Kiến thức - Marketing du kích trong 30 ngày phần 1-Mục đích của marketingMục đích của marketing
Các nhân viên đăng các mục tiêu trên trang web của công ty (www.dted.state.mn.us/index.html). Xuất phát từ nhiệm vụ của họ, những mục tiêu đơn giản này sẽ được chuyển thành các chiến lược marketing:
  • Giữ vững và tăng doanh thu từ dịch vụ lữ hành.
  • Phát triển dịch vụ du lịch cho khách không cư trú.
  • Khuyến khích dịch vụ lữ hành trong bang đối với người dân Minnesota.
Trên đây là tất cả những yếu tố cần tính đến khi thiết lập mục tiêu. Sự rõ ràng sẽ làm tăng cơ hội hoàn thành mục tiêu. Công ty Du lịch Minnesota xác định rất rõ mục tiêu hướng tới của mình.
Nếu không biết sẽ đi đâu, làm sao bạn biết khi nào mình đến được nơi đó? Câu hỏi này không chỉ dành cho bất cứ hành trình, tầm nhìn hay mục tiêu nào mà còn được đặt ra trong trường hợp marketing du kích, cụ thể hơn là chương trình marketing của bạn. Làm sao bạn có thể biết chiến lược marketing của mình hiệu quả đến đâu nếu không biết rõ mình muốn đạt được những gì? Một người làm marketing du kích biết rõ điểm B là gì và ở đâu. Vào ngày thứ Hai, bạn đang điểm A. Nhưng bạn biết mình cần làm gì tiếp theo: đó là đi từ điểm A đến điểm B.
Vào ngày thứ Nhất, bạn đồng ý luôn suy nghĩ về marketing trong mọi thời điểm. Lúc này, khi tư duy đã được định hình, bạn cần nghĩ đến việc sẽ đi đến đâu cùng với chương trình marketing đó. Đến cuối ngày thứ Hai, bạn sẽ biết điều đó. Nói cách khác cuối ngày thứ Hai, bạn sẽ ở điểm B.
Dành thời gian và công sức ở giai đoạn đầu của quá trình lập kế hoạch, đồng thời định hướng viễn cảnh triển vọng và xác định những kết quả mong đợi đối với chiến lược marketing sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn.
Mục tiêu và tầm nhìn marketing của bạn là gì? Mục tiêu marketing chính là những kết quả bạn muốn đạt được từ hoạt động marketing của mình. Nó sẽ trả lời cho câu hỏi: Lý do chủ yếu thúc đẩy bạn làm marketing là gì?
Các mục tiêu marketing cần phù hợp và hỗ trợ những mục tiêu kinh doanh chung khác. Giống như bất kỳ mục tiêu nào, các mục tiêu marketing cần phải dễ đánh giá, cụ thể và thực tiễn.
Hãy quên tất cả những bàn luận về việc bạn có cần các mục tiêu, mục đích, chiến lược, chiến thuật hay các bước thực hiện. Việc bạn gọi tên chúng là gì không quan trọng. Bạn chỉ cần xác định các mục tiêu marketing theo những thuật ngữ cụ thể nhất. Bạn cần biết mình đang đi tới đâu. Không cầu kỳ, chúng ta chỉ cần gọi chúng là mục tiêu marketing.
Các mục tiêu là các khối yếu tố hình thành nên kế hoạch marketing, và điểm khởi đầu của kế hoạch. Yếu tố đầu tiên của chương trình marketing du kích là hình dung mục tiêu, tức là bạn phải có một tầm nhìn rõ ràng về những mục tiêu cần đạt được trong năm nay và từng năm tiếp theo, với sự chú ý đặc biệt tới từng chi tiết. Ví dụ như, mục tiêu của hãng Disney là làm cho mọi người thấy vui vẻ. Đây là sứ mệnh dẫn đường cho tất cả các hoạt động kinh doanh và marketing của hãng này. Mục tiêu trên là một tầm nhìn rõ ràng, và có thể đánh giá được kết quả cụ thể trong quá trình thực hiện. Khi có một câu hỏi đặt ra về mức độ phù hợp của một hoạt động cụ thể, câu trả lời cho nó thường trùng với mục tiêu tổng thể, rõ ràng là làm mọi người vui vẻ. Tôi hy vọng rằng quá trình thiết lập mục tiêu marketing cũng sẽ làm bạn vui vẻ, hài lòng ngay cả khi không có sự tham gia của hãng Disney.
Khi xây dựng kế hoạch marketing, bạn cần bắt mình tập trung vào những mục tiêu cụ thể mà bạn mong đợi đạt được. Kế hoạch marketing cũng sẽ chỉ rõ các hoạt động cần phải thực hiện để đạt được những mục tiêu đó.
Câu hỏi quan trọng nhất đặt ra là: Bạn muốn khách hàng hiện tại và khách hàng triển vọng hành động như thế nào sau chương trình marketing của mình?
Câu trả lời sẽ là kết quả của “lời kêu gọi hành động” trong tất cả những hoạt động truyền thông marketing của bạn.
Ví dụ về kết quả cụ thể của các chương trình kêu gọi hành động gồm:
  • Xin thông tin
  • Gọi điện thoại tới số dịch vụ miễn phí 800
  • Ghé thăm trang web
  • Đăng ký trong tạp chí điện tử hoặc đăng ký nhận báo cáo đặc biệt
  • Đặt hàng
  • Xây dựng quan hệ
  • Tìm hiểu thông tin về khách hàng hiện tại và triển vọng
  • Hình thành nhận thức cao nhất về sản phẩm và dịch vụ
  • Đến thăm doanh nghiệp, phòng trưng bày hay nhà kho
  • Tham gia cuộc thi
  • Giới thiệu với bạn bè hay các tổ chức khác.
Ví dụ: Mục đích của chiến dịch marketing là thu hút thêm khách hàng mới nhận thông tin.
Công việc trên có vẻ đơn giản, nhưng nếu không xác định rõ mục tiêu, có thể bạn sẽ không đến được nơi muốn đến, và vẫn chỉ dừng lại ở điểm A.
Mục tiêu marketing có thể là một con số rất lớn, như doanh thu cuối năm. Nó cũng có thể là một con số nhỏ hơn khi đặt ra trên một khoảng thời gian ngắn hơn, như mỗi tháng có thêm bốn khách hàng mới. Dù cụ thể và có thể đánh giá được, các mục tiêu có thể chỉ là một câu nói đơn giản về văn hóa và quan điểm của công ty, ví dụ như: Đứng đầu về mức độ thỏa mãn khách hàng trong một ngành cụ thể.
Các mục tiêu marketing có thể được diễn giải bằng số lượng để phù hợp với các mục tiêu tài chính của công ty, được chuyển tải trong các thuật ngữ marketing chẳng hạn như tăng:
  • Doanh thu tính bằng đô la
  • Doanh số bán
  • Thị phần
  • Tổ hợp sản phẩm, dịch vụ
  • Lợi nhuận trên đầu tư (ROI) đối với các chi phí quảng cáo
  • Nhận thức
  • Vị trí của quan hệ công chúng
  • Số lượng tài khoản/quan hệ mới
  • Cổ phần của khách hàng
  • Mức doanh thu chuyển đổi.
Có thể khi đọc danh sách này, bạn sẽ cho rằng tất cả những mục tiêu này đều phù hợp với chương trình marketing cũng như công việc kinh doanh của bạn và rằng chúng đều là mục tiêu và một phần kế hoạch của bạn. Mặc dù khá táo bạo nhưng có lẽ, cách nghĩ này không thực tế.
Một người làm marketing du kích thực sự sẽ hiểu rằng người ta có thể lựa chọn và sắp xếp rộng các mục tiêu, nhưng từng mục tiêu riêng biệt cần phải cụ thể, tập trung, và dễ đánh giá. Mục tiêu càng cụ thể, sẽ càng dễ hình dung và thực hiện.
Mặc dù có thể tiến hành phân loại rộng, nhưng người làm marketing du kích thực sự sẽ không tự mang gánh nặng vào mình với quá nhiều mục tiêu.
Những mục tiêu xác đáng, cần thực hiện là những mục tiêu có xác suất thành công cao trong một khoảng thời gian nào đó. Tất cả các khái niệm “xác đáng”, “khoảng thời gian” và “thành công” đều phải được định nghĩa rõ ràng và cần thống nhất với các mục tiêu kinh doanh tổng thể cũng như phù hợp với cam kết quản lý của bạn.
Số lượng các mục tiêu không chỉ cần phù hợp với thực tế mà còn cần phải là những mục tiêu thực sự. Xây dựng những mục tiêu marketing có tính thực tế sẽ góp phần vào thành công marketing của bạn.
Những người làm marketing du kích thường đặt ra các mục tiêu có thể đạt được khi tạo ra một con đường đến đích đúng đắn với các điểm mốc trên đường nhằm đánh giá cả quá trình thực hiện. Nếu hoạt động theo hướng này, con đường dẫn đến lợi nhuận của bạn sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn.
Đặt ra những mục tiêu quá dễ dàng là không thực tế. Những mục tiêu dễ dàng không đòi hỏi bạn phải nỗ lực hay cố gắng. Nỗ lực hết sức mình sẽ giúp bạn đạt được những kết quả tốt nhất. Có phải mục tiêu đưa con người lên mặt trăng của John F. Kennedy là một mục tiêu cần có nỗ lực? Mục tiêu này có mang lại kết quả tốt nhất và thành công thực sự không? Câu trả lời rõ ràng là “có”, và giờ đây, tất cả chúng ta đều biết là mặt trăng không phải làm bằng phomát.
Đặt mục tiêu quá cao sẽ khiến bạn cảm thấy thất vọng, lo lắng, nản lòng, và bại trận. Bạn có cho rằng sẽ có vận động viên nhảy sào đặt mục tiêu vượt qua thành công chiều cao 30 feet (1 foot = 0,3048m) trong khi kỷ lục thế giới cho nam chỉ là trên 20 feet hay không? Độ cao 30 feet rõ ràng là không thực tế.
Dưới đây là danh sách những câu hỏi kiểm tra nhanh tính thực tế của các mục tiêu:
  • Tôi thực sự có khả năng làm việc này không?
  • Với những nỗ lực tương tự, đã bao giờ tôi đến gần đích chưa?
  • Các con số, khung thời gian, và yếu tố tài chính đã thực tế chưa?
  • Đối thủ của tôi hay những công ty khác đã làm những việc này chưa?
  • Có phải tôi đang lảng tránh quan điểm/tư tưởng cho rằng, “Không có cách nào có thể hoàn thành việc này?”.
Nếu tất cả các câu trả lời của bạn đều là “Có”, thì mục tiêu của bạn mang tính thực tế.
Bài kiểm tra tính thực tế lớn nhất là liệu các mục tiêu có đáng tin cậy không. Bạn có tin vào các mục tiêu của mình không? Sự tin tưởng là động lực hướng tới thành công. Người khác có tin vào khả năng thực hiện các mục tiêu của bạn hay không không quan trọng bằng việc chính bạn tin tưởng các mục tiêu đó. Bạn phải tin tưởng vì chính bạn là người được tạo động lực để hoàn thành các mục tiêu cũng như thực hiện các mục đích đã đề ra. Bạn đọc cuốn sách này vì lợi ích của bạn chứ không vì bất kỳ ai khác.
Tuy nhiên, không phải tất cả các mục tiêu marketing đều đòi hỏi nhiều nỗ lực. Bạn cần nhớ rằng, mục đích, kế hoạch tổng thể cũng như mục tiêu kinh doanh có liên hệ chặt chẽ với nhau. Có những mục tiêu sẽ được hoàn thành dễ dàng hơn các mục tiêu khác. Thành công có ý nghĩa rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn luôn có động lực hoàn thành những mục tiêu khó khăn hơn.
Bạn nên ghi chép lại các mục tiêu marketing của mình, có thể viết tay hay viết trên máy tính. Việc này sẽ giúp bạn theo dõi, đánh giá, đo lường, và quản lý tốt hơn.
Không có gì tuyệt vời hơn khi có thể xóa đi một mục trong danh sách các việc phải làm. Bạn sẽ có cảm giác này khi hoàn thành các mục tiêu. Hoàn thành mục tiêu là một thói quen tốt. Hoàn thành những mục tiêu đơn giản là cơ sở để hoàn thành những mục tiêu cao hơn, khó khăn hơn. Thách thức, khó khăn sẽ tốt cho tăng trưởng và phát triển.
Hầu hết các mục tiêu, kể cả những mục tiêu khó khăn nhất, đều trở nên dễ dàng khi được chia thành các mục tiêu nhỏ hơn. Việc hoàn thành những mục tiêu nhỏ hơn sẽ tạo ra sự tự tin cũng như động lực để hoàn thành những mục tiêu và kế hoạch lớn.
Câu nói ở đầu chương này cho thấy đối với mỗi mục tiêu, bạn cần biết bạn đang đi tới đâu. Nhờ đó, bạn mới có thể hiểu khi nào mục tiêu đó được hoàn thành. Đó chính là lý do tại sao những mục tiêu của bạn cần phải cụ thể và có thể xác định được.
Xác định mục tiêu không có gì phức tạp. Nó đơn giản chỉ là những kết quả cho bạn biết, chương trình marketing của bạn đang hoạt động và mục tiêu của bạn đã được hoàn thành. Hãy xây dựng những mục tiêu dễ cập nhật và theo dõi.

Sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu

Khi nghĩ về sắp xếp thứ tự ưu tiên, người ta thường nghĩ tới: việc gì là quan trọng nhất? hoặc việc gì sẽ cho lợi nhuận lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất? Mặc dù đây là phương pháp rất tốt, nhưng bạn không tránh khỏi rơi vào tình trạng là cả hai mục tiêu đều quan trọng như nhau. Bạn sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu này như thế nào? Đôi khi mức độ quan trọng của các mục tiêu ngang nhau. Do đó, bạn có thể thực hiện đồng thời chúng. Điều gì quan trọng hơn, ăn hay thở? Cả hai đều quan trọng ngang nhau và vẫn có thể thực hiện cùng lúc.
Sắp xếp thứ tự ưu tiên liên quan đến việc tập trung. Bạn sẽ thực hiện mục tiêu nào tiếp theo? Mục tiêu nào có các nguồn lực để thực hiện? Ưu tiên thực hiện các mục tiêu không phải lúc nào cũng có nghĩa mục tiêu được thực hiện trước quan trọng hơn. Tập trung để hoàn thành mục tiêu cũng như tầm quan trọng của chúng.
Điều này không có nghĩa thực hiện các mục tiêu diễn theo tuần tự mỗi lần một mục tiêu. Trong môi trường làm việc với tốc độ nhanh chóng như hiện nay, việc thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc là điều cần thiết. Bạn sẽ trở thành con “mực” marketing. Trên thực tế, chúng ta có thể cùng lúc quản lý nhiều mục tiêu và hoạt động vì trong thế giới marketing du kích, phương pháp này sẽ dẫn hướng trọng tâm và các nguồn lực khi tình huống thay đổi và phát triển.
Trong thế giới ngày nay, xuất hiện ngày càng nhiều công cụ hơn giúp bạn đảm nhiệm được nhiều việc. Điện thoại di động, e-mail, gửi tin nhắn nhanh, thư thoại (voice mail), và các công cụ trợ giúp cho phép bạn thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn so với các thế hệ trước, những người chỉ có thể sử dụng khói làm tín hiệu hay những bức điện tín đơn lẻ. Bạn có thể dành cả ngày thứ hai này để thảo luận xem làm thế nào để thực hiện nhiều nhiệm vụ tốt nhất, nhưng có lẽ có một việc khác bạn nên làm tiếp theo.

Tập trung

Chúng ta thường xuyên sử dụng từ “tập trung” khi nói về các mục tiêu. Chỉ có một người có thể giúp bạn tập trung, người đó chính là bạn. Bạn phải nhận trách nhiệm tiến bước trên con đường của mình, tổ chức hoạt động nhằm hoàn thành các mục tiêu và làm tròn trách nhiệm được giao. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy thuê một người hướng dẫn marketing du kích. Tuy nhiên, bạn vẫn phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Chắc chắn sẽ có lúc xuất hiện sự sao nhãng. Chúng xuất hiện trong công việc cũng như đời sống riêng tư của chúng ta. Trách nhiệm, sự chú ý, và hành động sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu.
Các mục tiêu marketing du kích cần phải tính đến khả năng xuất hiện của những thay đổi khó tránh khỏi, những thay đổi xuất hiện trên thị trường, trong nền kinh tế công nghệ, yêu cầu của khách hàng, và trong chính người làm marketing du kích.
Khi bạn đặt ra những mục tiêu cụ thể, có thể xác định và tin tưởng được và bắt đầu đánh giá hiệu quả hoạt động mỗi ngày, thì hoạt động hàng ngày của bạn sẽ được quản lý và tập trung để hỗ trợ đầy đủ cho những mục tiêu đó. Cuối cùng, thói quen này bắt đầu diễn ra như một lẽ tự nhiên và trở thành một thói quen marketing. Nỗ lực nhằm xây dựng các mục tiêu sẽ làm tăng tốc độ đáng kể và đảm bảo hiệu quả của những thành công. Thành công đạt được nhanh sẽ tốt hơn thành công đạt được chậm. Thành công nhanh chóng xuất phát từ thói quen tập trung nhanh.
Tóm tắt ngày thứ Hai
  • Cống hiến thời gian và công sức ngay từ đầu quá trình lập kế hoạch, cũng như xây dựng tầm nhìn và xác định kết quả mong đợi đối với chương trình marketing sẽ giúp bạn có cơ hội thành công lớn hơn.
  • Mục tiêu marketing chính là tuyên bố về những kết quả bạn mong muốn đạt được với hoạt động marketing của mình.
  • Mục tiêu marketing nên phù hợp và hỗ trợ cho những mục tiêu kinh doanh tổng thể.
  • Một người làm marketing du kích thực thụ biết rõ có thể lựa chọn và sắp xếp rộng các mục tiêu nhưng từng mục tiêu riêng biệt phải cụ thể, tập trung, và đo lường được.
  • Người làm marketing du kích đặt ra những mục tiêu có thể thực hiện được bằng cách tạo ra một con đường hoàn hảo dẫn đến chúng và tạo ra các mốc ghi nhớ nhằm đánh giá sự tiến triển.
  • Các mục tiêu marketing của bạn cần được ghi lại, viết tay hoặc ghi trên máy tính.
  • Bạn phải nhận trách nhiệm tiến bước trên con đường của mình tổ chức các hoạt động nhằm hoàn thành các mục tiêu, và làm tròn trách nhiệm được giao.

Các bước hành động

1. Lập danh sách những mục tiêu gần đây bạn vừa đạt được. Chúng có thể là những mục tiêu lớn hay những bước nhỏ để dẫn tới những mục tiêu cao hơn.

2. Điểm giúp bạn bắt đầu hình dung quá trình xây dựng mục tiêu chính là điểm khởi đầu. Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Công ty của bạn hiện có gì?
  • Công ty bạn có phải là công ty mới thành lập, hoạt động theo hệ thống quản lý mới, hay chỉ đang trong tình trạng cần phải làm mới các nỗ lực?
  • Sản phẩm/dịch vụ hiện tại của bạn có khách hàng hiện tại/triển vọng không?
  • Các khách hàng triển vọng không biết công ty bạn không?

3. Sau khi trả lời những câu hỏi này, bạn cần nắm được:

  • Bạn khao khát điều gì, tương lai mơ ước của bạn là gì, và bạn đang đi tới đâu, với tư cách vừa là một công ty vừa là một người làm marketing. (Bởi vì đây là marketing du kích trong 30 ngày chứ không phải quản lý du kích trong 30 ngày, cho nên bạn cần tập trung trả lời câu hỏi này dưới góc độ marketing)
  • Tại sao bạn đi làm mỗi ngày?
  • Bạn dự định đi tới đích muốn đến bằng cách nào? Đây là câu hỏi luôn thường trực trong đầu mỗi người khi tính toán cách đi từ A tới B. Ở đây, chúng ta không tập trung vào chi tiết, mà vào phạm vi suy nghĩ chung. Trong các ví dụ, bạn sẽ tìm hiểu kỹ hơn về quy trình lập kế hoạch, làm việc như một nhóm hoạch định để có thể đưa ra những ý tưởng về sản phẩm và dịch vụ mới; đánh giá nhu cầu khách hàng đối với những sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp; hoặc xây dựng một cơ sở hạ tầng thiết bị và con người nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho nhóm khách hàng phù hợp trên thị trường.

4. Suy nghĩ về những mục tiêu thực sự:

  • Xác định rõ mục tiêu hoạt động marketing.
  • Chuyển tải mục đích thành những mục tiêu marketing càng cụ thể càng tốt. Hãy lưu ý: Đừng nhầm lẫn giữa những mục tiêu cụ thể với những chiến thuật chi tiết.
  • Hãy ghi lại những mục tiêu này hoặc lưu trong máy tính
  • Phác họa một số ý nghĩ và chỉ rõ cần có những nguồn lực nào (thời gian và tài chính) để đạt được các mục tiêu đó.
  • Xem lại các mục tiêu bằng các công cụ kiểm tra tính thực tế được mô tả ở trên.
  • Thông báo các mục tiêu tới tổ chức, hiệp hội, người hướng dẫn, bạn bè hay các thành viên trong gia đình.
  • Mô tả rõ mỗi mục tiêu khi được hoàn thành.

5. Sẽ có những trở ngại, khó khăn vì thế bạn cần phải linh hoạt. Chuẩn bị hết sức chu đáo để đối phó lại trở ngại, bạn hãy cân nhắc về việc thực hiện những việc sau:

  • Viết ra bất kỳ mối quan tâm nào liên quan đến việc hoàn thành mục tiêu
  • Tìm ai đó để trao đổi về những trở ngại khó khăn bạn đang gặp phải
  • Phát hiện những yếu tố có thể cản trở bạn
  • Xác định rõ những nguồn lực cần thiết để vượt qua những khó khăn
  • Cam kết vượt qua các trở ngại này.
Phần 1, còn nữa…

LEVINSON & LAUTENSLAGER
Theo TTO

Tiếp thị số: hiểu để làm đúng



tiep thi so Tiếp thị số: hiểu để làm đúngNăm 2010, Việt Nam có hơn 30 triệu người sử dụng Internet. Đó là con số đáng quan tâm cho những doanh nghiệp muốn sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số cho chiến lược tiếp thị của mình.
Việc tiếp thị qua phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị qua công cụ tìm kiếm, qua e-mail, qua điện thoại di động… ngày càng trở nên thông dụng với những người xây dựng chiến lược tiếp thị.
Theo Wikipedia, “tiếp thị số là hoạt động xúc tiến khuếch trương thương hiệu sử dụng các hình thức kênh quảng cáo số đến với người tiêu dùng…”.
Với định nghĩa truyền thống này, các hình thức tiếp thị số thông dụng bao gồm: quảng cáo bảng hiệu, quảng cáo trưng bày, quan hệ công chúng trực tuyến, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị công cụ tìm kiếm trả tiền theo nhấp chuột, tiếp thị phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị bằng trang web, điện thoại di động, e-mail…
Tuy nhiên để hoạt động tiếp thị số thật sự hiệu quả và đi vào tâm trí của khách hàng, các thông điệp truyền thông số và công cụ sử dụng phải gần với cuộc sống. Muốn vậy doanh nghiệp phải hiểu rõ khái niệm cuộc sống số trong bối cảnh sự phát triển nhảy vọt về công nghệ số đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người trên toàn cầu.
Các thế hệ khách hàng trong cuộc sống số
Với cột mốc 1946 đến nay, chúng ta có thể chia ra bốn nhóm khách hàng. Nhóm khách hàng được sinh ra trong những năm từ 1946-1960, thế hệ khách hàng này quan tâm đến thế giới, xã hội, nhưng cũng dành nhiều thời gian để lên mạng Internet, đặc biệt là ở các nước phát triển.
Nhóm khách hàng thuộc thế hệ 7X (từ 1970-1980), thế hệ này muốn tạo sự khác biệt rõ nét, muốn tìm các dữ kiện, tập trung cho gia đình, độc lập trong tư duy và hành động, khi cho hoặc nhận thông tin đều muốn biết sự khác biệt.
Nhóm khách hàng 8X (từ 1980-1990), thế hệ này luôn muốn thể hiện quan điểm toàn cầu và là công dân toàn cầu, không quan tâm đến biên giới quốc gia gắn kết xã hội trực tuyến lẫn ngoại tuyến.
Và cuối cùng là thế hệ sinh ra vào thời điểm bùng nổ của công nghệ số. Đây là một thế hệ khách hàng mới với những đặc điểm tương đối khác biệt so với các thế hệ trước đây.
Trong một cuộc hội thảo gần đây về tiếp thị số, các doanh nhân đã bày tỏ một số đặc điểm mà họ quan sát được ở nhóm khách hàng này. Tuy chưa phản ảnh đầy đủ nhưng cũng xin liệt kê một vài đặc điểm của thế hệ khách hàng này như sau: nhanh nhẹn, năng động; sử dụng thành thạo kỹ thuật số; khai thác công cụ mạng xã hội; có tiềm năng kinh tế do sống trong giai đoạn kinh tế phát triển; nhu cầu chất lượng cuộc sống cao; thích hàng hiệu; kỳ vọng của bố mẹ; suy nghĩ trưởng thành sớm (tâm sinh lý, xã hội, mạnh dạn); thích nổi bật; ăn mặc thoải mái hơn; thích đột phá; thích đưa các hình ảnh về cá nhân trên mạng; hay thay đổi công nghệ mới; thích cập nhật thông tin; hiếu thắng và chứng tỏ bản thân; không sợ thất bại; ít hiểu biết về lịch sử; có thể tạo cộng đồng trên mạng nhanh..
Với việc phân nhóm trên, rõ ràng mỗi thế hệ khách hàng có những đặc trưng riêng và cuộc sống số của họ cũng có phần khác biệt. Chính vì vậy, một chiến lược tiếp thị số dưới dạng “một chiến lược phù hợp cho tất cả các thế hệ (“One fits all”) gặp thất bại là điều khó tránh khỏi.
Để chiến lược tiếp thị số hiệu quả thì việc nắm bắt, thấu hiểu khách hàng trong cuộc sống số của họ là một trong những điều kiện tiên quyết. Cần hiểu rõ sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn hướng đến phân khúc khách hàng trong thế hệ nào, đặc trưng số của họ, để từ đó định vị và xây dựng chiến lược truyền thông số phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
Hành vi mua hàng và xu hướng tiếp thị trong thời đại công nghệ số
Cuộc sống số cũng đã làm thay đổi hành vi mua hàng của chúng ta. Nếu như trước đây người làm công tác tiếp thị quen với quy trình AIDA (Attention – chú ý, Interest – quan tâm, Desire – khao khát, Action – hành động), thì nay mô hình mới cho tiếp thị số được đề nghị là AISAS (Attention – chú ý, Interest – quan tâm, Search – tìm kiếm, Action – hành động, Share – chia sẻ).
Ví dụ mô hình mua một chiếc máy tính xách tay của khách hàng ngày nay là lưu ý đến các thương hiệu nổi tiếng; bước kế tiếp là sẽ truy cập vào mạng Internet để tìm kiếm thông tin hoặc truy cập vào các mạng xã hội để tham khảo ý kiến; sau đó khách hàng sẽ đến các trung tâm điện máy hoặc các cửa hàng trên mạng để mua sản phẩm; khi đã có sản phẩm khách hàng sẽ trải nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm thông qua mạng xã hội hoặc các công cụ số.
Thế giới ngày càng phẳng hơn với sự phát triển của công nghệ số. Khách hàng và người tiêu dùng Việt Nam ngày càng hiểu biết và thông thạo các công nghệ số. Dưới đây là dự báo các xu hướng tiếp thị số cho năm 2011 bao gồm: ngân sách tiếp thị sẽ tiếp tục chuyển sang trực tuyến; tiếp thị phương tiện truyền thông xã hội sẽ trưởng thành; tiếp thị di động sẽ cất cánh; tiếp thị cá nhân hóa, điều chỉnh thông điệp gửi đến từng cá nhân; video xã hội là công cụ tiếp thị đang tăng trưởng; tối ưu hóa tiếp thị qua kênh công cụ tìm kiếm; sự hỗ trợ trực tuyến từ các trang web trong việc kết nối người mua với các chuyên gia…
( Theo TBKTSG)

22 Quy Luật Bất Biến Trong Marketing - Al Ries và Jack Trout

Sự thành công trong kinh doanh hay của một thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào cách tiến hành công tác Marketing. Một chương trình Marketing hiệu quả không phải chỉ cần đựơc lên kế hoạch đầy đủ, thực hiện đúng thời điểm và có nguồn tài chính thuận lợi mà còn phải tuân theo những qui luật Marketing. Cuốn sách 22 Quy Luật Bất Biến Trong Marketing trình bày những qui luật cơ bản có khả năng chi phối , quyết định quan trọng đến sự thành bại trong kinh doanh. Đây cũng là công trình tâm huyết của hai tác giả Al Ries và Jack Trout với nhiêù năm nghiên cứu và trải nghiệm thực tế. Những quy luật này mang giá trị thực tiễn cao, dễ nắm bắt, vận dụng và nhanh chóng đưa bạn đến thành công và toả sáng trong vai trò là một nhà Marketing hiệu quả.

1. Nguyên tắc về sự dẫn đầu.
Là sản phẩm đầu tiên bao giờ cũng có ưu thế hơn sản phẩm tốt hơn
2. Nguyên tắc về chủng loại.
Nếu bạn không thể là sản phẩm đầu tiên của một chủng loại, hãy thay đổi tính chất của chủng loại đó, hoặc tạo ra một chủng loại mới mà bạn có thể là sản phẩm đầu tiên.
3. Nguyên tắc bậc thang.
Chiến lược mà bạn sẽ áp dụng tuỳ thuộc vào nấc thang thứ mấy mà bạn đang đứng.
4. Nguyên tắc về song đôi.
Về lâu dài, mọi cuộc đua tranh rồi sẽ chỉ còn lại hai con ngựa.
5. Nguyên tắc về tư duy và nhận thức
.
Marketing không phải là một trận chiến của các sản phẩm, nó là một trận chiến về nhận thức của khách hàng, và đôi khi chiếm lĩnh nhận thức của khách hàng trước tạo ra nhiều ưu thế hơn là thâm nhập thị trường trước.
6. Nguyên tắc về sự tập trung
.
Khái niệm có tác động cao nhất trong marketing là sở hửu một từ trong tư duy của khách hàng tiềm năng.
7. Nguyên tắc về sự mở rộng.
Việc mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại được.
8. Nguyên tắc về sự độc nhất và tính ưu việt
Sở hửu một vị trí ưu việt trong tư duy của khách hàng là yếu tố sống còn, marketing là một sự nỗ lực liên tục trong quá trình tìm kiếm sự độc nhất.
9. Nguyên tắc về sự phân chia
.
Theo thời gian, một chủng loại sản phẩm sẽ phân chia và trở thành hai (hoặc nhiêu hơn) chủng loại.
10. Nguyên tắc của trái tim.
Chiến lược marketing mà không có yếu tố tình cảm thì sẽ không có hiệu quả.
11. Nguyên tắc về đặc tính
Khi bạn phải tập trung vào đặc tính sản phẩm, bất kỳ khía cạnh nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả.
12. Nguyên tắc về tính thật thà
Khi bạn chấp nhận một nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho bạn một ưu điểm
13. Nguyên tắc về sự hy sinh.
Muốn được một thứ bạn phải từ bỏ một thứ khác.
14. Nguyên tắc về sự thành công.
Thành công thường dẫn đến kiêu ngạo, và kiêu ngạo dẫn đến thất bại
15. Nguyên tắc về sự thất bại

Thất bại là điều phải được dự kiến và được chấp nhận
16. Nguyên tắc về yếu tố không thể lường trước.
Trừ phi bạn chính là người soạn ra kế hoạch của đối thủ cạnh tranh, bạn không thể biết được điều gì sẽ xãy ra trong tương lại.
17. Nguyên tắc về sự cường điệu
Tình hình thực tế thường ngược lại với những gì xuất hiện trên báo.
18. Nguyên tắc về sự gia tốc
Các chương trình thành công thường không được xây dựng dựa trên mốt nhất thời mà dựa trên khuynh hướng
19. Nguyên tắc về viễn cảnh.
Hiệu ứng marketing thường xãy ra và kéo dài
20. Nguyên tắc về sự đối nghịch

Nếu bạn nhắm vào vị trì thứ hai, chiến lược của bạn do người dẫn đầu quyết định
21. Nguyên tắc về xuất xứ.
Xuất xứ của thương hiệu thường quan trọng hơn chất lượng
22. Nguyên lý về nguồn tài nguyên.
Không có đủ nguồn ngân sách và kiến thức chuyên môn cần thiết, ý tưởng không thể thành hiện thực và thương hiệu không thể được tạo nên.

Thương hiệu Harry Potter và chiến dịch marketing hoàn hảo

14 năm với 7 cuốn truyện và một sê ri phim bom tấn, thương hiệu 15 tỷ USD Harry Potter vẫn tiếp tục làm mưa làm gió. Hiện Harry Porter đã bán được hơn 400 triệu bản và được dịch sáng 67 thứ tiếng. Rowling, tác giả của cuốn sách giờ đã trở thành nhà văn tỷ phú đầu tiên. Nhưng tất cả những gì bà đạt được không chỉ là nhờ tài viết truyện.
Chỉ cần nhìn lại sự nghiệp của Rowling cũng có thể thấy bà là một nhà kinh doanh thông thái. Và dù tập phim cuối cùng của Harry Potter đã được trình chiếu, đừng nghĩ rằng Rowling sẽ không còn có thể kiếm thêm tiền nữa. Ngược lại, bạn sẽ thấy bà làm tiền đẻ thêm ra tiền.
Nhà biên tập Arthur Levine bỏ 105.000 USD để thử vận may với Rowling
J.K. Rowling không phải là một nhà văn nổi tiếng nhưng nhân vật cậu bé phù thủy trong tác phẩm của bà đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm của độc giả.

Arthur Levine đã nói với tờ Washington Post như thế này: “Tôi đã không bị bỏ rơi. Tôi đã không phải sống mãi ‘trong căn nhà kho dưới gầm cầu thang’. Gia đình tôi yêu mến tôi”.
Levine là biên tập của NXB Scholastic, người nổi tiếng vì mua bản quyền bộ truyện Harry Potter với giá 105.000 USD sau khi đọc cuốn đầu tiên.
Nói về việc mua bản quyền bộ truyện của Rowling, Levine tâm sự: “Điều đó không có nghĩa là tôi cảm thấy chắc chắn hay tự tin. Tôi cũng không mơ là một ngày nào đó mình sẽ thành công”.
“Tôi nhớ là mình thích tính hài hước của cô ấy và nghĩ rằng đây là một năng khiếu ít người cầm bút nào có. Còn cốt truyện của cô ấy thì thực sự đã làm tôi dấn bước”. Levine giải thích tại sao mình lại quyết định mua bản quyền.
Bìa sách thiết kế riêng để thu hút cả độc giả lớn tuổi chứ không chỉ trẻ em
Nhiều người lớn tuổi cũng thích đọc Harry Potter nhưng ít ai muốn người khác thấy mình suốt ngày vác theo một cuốn truyện thiếu nhi.

Để tiện hơn cho những người lớn tuổi, NXB Bloomsbury – NXB Anh đầu tiên mua bản quyền của bộ truyện Harry Potter – đã phát hành phiên bản thứ hai với trang bìa “người lớn” hơn (không nhiều màu sắc và hình vẽ như phiên bản cho thiếu nhi).
Và bìa cũng làm rời để nếu không thích nữa thì có thể để bìa ở nhà.
Phát hành vào nửa đêm, đặt hàng trước, và các hình thức quảng bá khác tạo thành “cơn sốt” Harry Potter
Harry Potter và chiếc cốc lửa- Năm 2000, từng đám đông những người mặc áo choàng đen, đeo cà vạt, mang kính mắt tròn giống Harry Potter tụ tập trước các cửa hàng sách và tiệc tùng để chào đón cuốn sách phát hành lúc nửa đêm.
Nhiều người vì lo cửa hàng sách chỗ mình sẽ cháy hàng nên đặt 700.000 cuốn trước ngày phát hành 8/7/2000.
Harry Potter 7 – tập cuối cùng của bộ truyện trở thành cuốn sách bán nhanh nhất trong lịch sử. Chỉ tính riêng ở ba thị trường, hơn 11 triệu bản được bán hết veo trong vòng 24 giờ.
Các blog góp phần làm Harry Potter nổi danh như cồn dù lúc đầu Warner Bros phản đối
Các trang web Harry Potter đầu tiên như MuggleNet.com, The Leaky Caudron.org được chính các fan hâm mộ Harry Potter Some xây dựng nên để chia sẻ thông tin về bộ truyện và sau này là các tập phim.
Hồi đầu, Warner Bros ra sức ngăn chặn những trang web kiểu này bằng vô số các vụ kiện cáo. Các fan đã phản công lại và cuối cùng Warner Bros nhận ra sai lầm của mình: động thái khôn khéo hơn phải là khuyến khích các fan tiếp tục nói về Harry Potter.
Số trang của các fan hâm mộ Harry Potter ước tính lên tới con số hàng nghìn với đủ các ngôn ngữ, bao gồm từ tin tức, ảnh, phim cho đến các bưu thiếp, trò chơi và hàng hóa.
Jeff Gomez, Chủ tịch và Tổng giám đốc của Starlight Runner Entertainment nhận định: “Khi Harry Potter xuất hiện lần đầu tiên, Internet mới bắt đầu hoạt động và các công ty lớn không hiểu cách thức vận hành của nó. Cuối cùng họ mới nhận ra rằng phải để cho khách hàng trải nghiệm một thương hiệu theo cách riêng của họ”.
Tin đồn Harry Potter quảng bá cho những trò phù thủy thổi bùng cơn khát tìm hiểu về thương hiệu này
Các nhóm tôn giáo ở Mỹ và nhiều nước khác bắt đầu ngờ vực nội dung của Harry Potter, cho rằng nó không phù hợp với trẻ em và xúi giục chúng làm những trò phù thủy.
Một số trường học như trường Wakefield Mass của thánh Joseph đã cấm học sinh mang truyện Harry Potter đến lớp.
Những tranh cãi xung quanh bộ truyện không những không làm giảm doanh số bán của nó mà còn thu hút bạn đọc hơn. Gunelius nhận định: “nhiều người trong số đó chủ yếu mua Harry Potter để thỏa mãn trí tò mò”.
J.K. Rowling hiểu rõ những thương vụ mua bán – câu nói “không” nổi tiếng với McDonals
Rowling được biết đến với những câu nói “không” cho những lời đề nghị mua bán mà bà thấy không phù hợp với thương hiệu Harry Potter.

Một trong những ví dụ nhiều người biết đến là chuyện bà phản đối món Harry Potter Happy Meal của McDonald.
Tờ Los Angeles cho biết: “J.K. Rowling đã nói trước công chúng rằng ‘đồ ăn nhanh cho trẻ em là cơn ác mộng đối với bà’. Bà nói rất rõ là bà ác cảm với đồ ăn nhanh vì thế quyết định rằng dùng thương hiệu Harry Potter cho đồ ăn nhanh là không hợp lý”.
Còn Gunelius viết trong cuốn “Harry Potter: Câu chuyện về một hiện tượng trong kinh doanh toàn cầu”: “Kết hợp với lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh là một cách chuyển nhượng thương hiệu cực kỳ béo bở, việc từ chối này là quả là một động thái bảo hộ rất táo bạo của Rowling”.
Câu chuyện “cậu bé phù thuỷ” đã khuấy động tinh thần ham đọc của giới trẻ – và làm sách bán chạy hơn
Theo các bậc phụ huynh và thầy cô giáo, bên cạnh kỷ lục phát hành và công chiếu, một thành công tuyệt vời nữa của Harry Potter là khuyến khích giới trẻ đọc sách nhiều hơn ngay cả khi cuốn sách chỉ có tác dụng giải trí.
Chưa có nghiên cứu nào về tác động của bộ truyện Harry Potter ở Mỹ, nhưng ở Anh, một nghiên cứu của Liên đoàn sách trẻ em cho thấy 59% trẻ em ở nước này cho rằng bộ truyện đã giúp nâng cao kỹ năng đọc của các em và 48% nói bộ truyện là lý do khiến các em đọc nhiều hơn.
Công viên Thế giới Harry Potter ở phim trường Universal đã thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan
Công viên Thế giới Harry Potter mở cửa vào tháng sáu năm 2010. Theo Universal, đã có 11,2 triệu lượt khách đến công viên vào năm 2010, tăng gần 2 triệu so với năm 2009.

Khách thăm quan không tiếc tiền ăn uống, mua đũa thần và những đồ lưu niệm khác liên quan đến Potter. Việc này đã góp phần làm doanh thu của công viên đạt 1,1 tỷ USD/năm, tăng 41%.
Chuyện đời tư của J. K. Rowling: từ một bà mẹ đơn thân sống bằng trợ cấp trở nên giàu có hơn cả Nữ hoàng Anh. Câu chuyện của bà mẹ trẻ nghèo khó J.K. Rowling đang ra sức kiếm tiền nuôi con bỗng trở thành tỷ phú cũng nổi tiếng không kém gì tập truyện Harry Potter.
Rowling nói với chương trình thời sự BBC: “Khi xuất bản cuốn Harry Potter đầu tiên, tôi không ngay lập tức trở thành giàu có. Cú ‘huých’ lớn nhất khiến tôi giàu là khoản tiền ứng trước của Mỹ…Và tôi không cảm thấy dằn vặt mà sợ hãi thì đúng hơn. Vì tôi nghĩ rằng mình không được phép bỏ lỡ cơ hội này: mình đang có tiền và mình không được làm gì ngu dốt với món tiền đó. Ít nhất thì tôi cũng có thể nhìn thấy được hậu quả nếu tôi làm thế. Tất nhiên khoản tiền đó chưa tương xứng vì tôi đã phải làm việc rất vất vả một thời gian dài. Nhưng chính sự vất vả đó là nguyên nhân khiến tôi hành động hợp lý hơn”.
Pottermore.com hứa hẹn thêm nhiều điều nữa từ Potter
Sam Jordison của tờ The Guardian gọi đây là “chiến dịch marketing hoàn hảo của thế kỷ 21″.
Trang web này xuất hiện vào tháng trước với những hứa hẹn đầy kịch tính. Người ta sớm phát hiện ra Rowling và ê kíp tiếp thị của bà đã nghĩ ra cách để quảng bá thương hiệu Harry Potter bằng sách điện tử.
Jordison viết: “Song, điều ấn tượng nhất là Rowling làm tất cả điều này trông giống như một hành động không vụ lợi: đến giai đoạn đỉnh cao này của sự nghiệp, tiền không còn là thứ quá quan trọng với Rowling và nhiều khả năng bà làm thế để tri ân những fan hâm mộ của mình, những người đã đưa bà đến thành công ngày hôm nay”.
Jordison nhận xét: “Tất cả mọi người đều biết rằng bí quyết để bán hàng cho những kẻ khờ là thuyết phục họ rằng bạn đang làm ơn cho họ…”
(st)

22 Quy Luật Bất Biến Trong Xây Dựng Thương Hiệu

AL RIES là chủ tịch của Ries & Ries, công ty tư vấn chiến lược tiếp thị tại Atlanta mà ông thành lập cùng với con gái Laura Ries. Al Ries là một nhà chiến lược Marketing huyền thoại với các cuốn sách thuộc loại best-seller như Định vị: Cuộc chiến giành chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng; Cuộc chiến Marketing; và gần đây nhất là cuốn Nguồn gốc Nhãn hiệu. 

“Cuộc chiến marketing sẽ là cuộc chiến giữa các nhãn hiệu – tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Nó là tầm nhìn về cách thức triển khai, tăng cường, bảo vệ và quản trị một doanh nghiệp. Làm chủ thị trường quan trọng hơn làm chủ nhà máy, và cách duy nhất để làm chủ thị trường là làm chủ những nhãn hiệu thống lĩnh thị trường”.  - Larry Light -

Qua những cuốn sách này, chúng tôi mong muốn mang lại những kiến thức kinh doanh thực tế và hữu ích về lĩnh vực bán hàng và tiếp thị cho những nhà doanh nghiệp, những người nghiên cứu, những sinh viên ngành kinh tế quản trị kinh doanh, qua đó đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt nam nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. 
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệuchính là cuốn sách cần thiết nhất cho mọi doanh nghiệp và những người quan tâm, tất cả những ai mong muốn xây dựng nên một thương hiệu thống trị trong dòng sản phẩm, một thương hiệu có tầm cỡ thế giới.
1. QUY LUẬT MỞ RỘNG THƯƠNG HIỆU
Sức mạnh của thương hiệu tỉ lệ nghịch với quy mô của nó
2.QUY LUẬT HƯỚNG TÂM
Một thương hiệu trở nên mạnh hơn khi được thu hẹp trọng tâm
3. QUY LUẬT QUẢNG BÁ
Thương hiệu ra đời nhờ sự quảng bá, chứ không phải quảng cáo
4. QUY LUẬT QUẢNG CÁO
Một khi ra đời, thường hiệu cần được quảng cáo để thêm vững mạnh
5. QUY LUẬT TỪ KHÓA
Một thương hiệu phải nỗ lực làm chủ một cụm từ nào đó trong tâm thức người tiêu dùng
6. QUY LUẬT TÍN NHIỆM
Yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một thương hiệu là lời tuyên bố về sự đáng tin cậy và "xịn" của nó
7. QUY LUẬT CHẤT LƯỢNG
Chất lượng rất quan trọng, nhưng các thương hiệu không phải được tạo dựng chỉ bằng mỗi chất lượng
8. QUY LUẬT DÒNG SẢN PHẨM
Một thương hiệu hàng đầu nên đề cao dòng sản phẩm chứ không phải thương hiệu
9. QUY LUẬT TÊN HIỆU
Về lâu dài một thương hiệu không là gì khác ngoài cái tên
10. QUY LUẬT CÁC THƯƠNG HIỆU MỞ RỘNG 
Cách dễ nhất hủy diệt một thương hiệu là gắn tên nó cho mọi thứ
11. QUY LUẬT PHƯỜNG HỘI
Để xây dựng một dòng sản phẩm, một thương hiệu nên biết hoan nghênh các thương hiệu khác
12. QUY LUẬT TÊN CHUNG
Một trong những con đường nhanh nhất dẫn đến thất bại là đăt cho thương hiệu một cái tên khái quát chung chung.
13. QUY LUẬT CÔNG TY
Thương hiệu là thương hiệu. Công ty là công ty. Có sự khác nhau đấy
14. QUY LUẬT CÁC THƯƠNG HIỆU PHỤ
Những thành quả do việc xây dựng thương hiệu tạo ra có thể bị các thương hiệu phụ phá hủy
15. QUY LUẬT CÁC THƯƠNG HIỆU CHỊ EM
Tung ra thị trường một thương hiệu mới đúng lúc, đúng nơi
16. QUY LUẬT KIỂU DÁNG
Logo của thương hiệu nên được thiết kế cho vừa mắt. vừa cả hai mắt
17. QUY LUẬT MÀU SẮC
Một thương hiệu nên dùng màu sắc trái ngược với màu sắc của thương hiệu cạnh tranh
18. QUY LUẬT BIÊN GIỚI
Đối với một thương hiệu tầm cỡ quốc tế, không có biên giới nào cả. Một thương hiệu không nên biết đến biên giới
19. QUY LUẬT ĐỒNG BỘ
Xây dựng thương hiệu không chỉ trong một ngày hai ngày. Thành công được đánh giá sau mấy chục năm, chứ không chỉ vài năm
20. QUY LUẬT THAY ĐỔI
Các thương hiệu có thể thay đổi, nhưng không thường xuyên và việc này phải được thực hiện cẩn thận
21. QUY LUẬT TỬ VONG
Không có thương hiệu nào sống mãi. Một cái chết em ái thường là giải pháp tốt nhất
22. QUY LUẬT ĐẶC THÙ
Khía cạnh quan trọng nhất của một thương hiệu là tính chất đặc thù của nó

11 quy luật vàng trong xây dựng thương hiệu trên internet.

Quy luật 1: Quy luật chỉ một: Internet chỉ có thể là một công cụ kinh doanh hay một phương tiện truyền thông, không thể cả hai.

Quy luật 2: Quy luật tương tác: Thiếu sự tương tác này, trang web cùng thương hiệu của anh không thể thành công

Quy luật 3: Quy luật tên thông dụng: Một cái tên quá thông dụng sẽ giết chết một thương hiệu trên Internet

Quy luật 4: Quy luật tên riêng: Thương hiệu của ta đứng độc lập trên Internet, vậy ta nên đặt cho nó một cái tên ấn tượng

Quy luật 5: Quy luật đơn nhất: Bằng mọi giá, hãy tránh phải trở thành kẻ đứng thứ hai trong lĩnh vực của mình
Quy luật 6: Quy luật quảng cáo trên internet : Quảng cáo ngoài mạng (ngoại tuyến) sẽ lớn hơn nhiều so với quảng cáo trên mạng (trực tuyến)
Quy luật 7: Quy luật chủ nghĩa oàn cầu: Internet sẽ xóa bỏ mọi rào cản, mọi biên giới, mọi giới hạn

Quy luật 8: Quy luật thời gian: Hãy làm những gì mình muốn. Hãy nhanh chân. Hãy là người đầu tiên. Và tập trung vào đúng trọng tâm
Quy luật 9: Quy luật phù phiếm: Sai lầm lớn nhất trong tất cà các sai lầm là khi nghĩ mình có thể làm được bất cứ việc gì.

Quy luật 10: Quy luật của sự chia tách : Ai cũng nói về sư kết hợp, trong khi đó trào lưu ngược lại mới đang thực sự diễn ra.

Quy luật 11: Quy luật biến đổi: Cuộc cách mạng Internet sẽ biến đổi mọi mặt của cuộc sống chúng ta


----------------
Hiện nay, nhiều tài liệu và sách báo dịch thuật ngữ “brand” là “thương hiệu” tức một dạng tắt của cụm từ “thương hiệu thương mại”. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng dịch “brand” là “thương hiệu” sẽ không chính xác vì không chỉ có các công ty và tập đoàn có brand mà ngay cả những tổ chức không hề kinh doanh hay có hoạt động thương mại như các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận như tổ chức Chữ Thập Đỏ (Red Cross) hay Quỹ Bảo vệ Động vật Hoang dã (WWF) cũng có brand của họ. Hơn nữa, việc chuyển ngữ như vậy sẽ gây nhiều nhầm lẫn về mặt từ gốc với thuật ngữ “trademark”. Trong cuốn sách này, cũng như tất cả các cuốn sách về tiếp thị và xây dựng thương hiệu của cùng nhóm dịch và hiệu đính của Công ty Sách Alpha, thuật ngữ “brand” sẽ được chuyển ngữ thành “thương hiệu” và “trademark” sẽ được gọi là “thương hiệu đăng ký”.