Micronews

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Thương hiệu Harry Potter và chiến dịch marketing hoàn hảo

14 năm với 7 cuốn truyện và một sê ri phim bom tấn, thương hiệu 15 tỷ USD Harry Potter vẫn tiếp tục làm mưa làm gió. Hiện Harry Porter đã bán được hơn 400 triệu bản và được dịch sáng 67 thứ tiếng. Rowling, tác giả của cuốn sách giờ đã trở thành nhà văn tỷ phú đầu tiên. Nhưng tất cả những gì bà đạt được không chỉ là nhờ tài viết truyện.
Chỉ cần nhìn lại sự nghiệp của Rowling cũng có thể thấy bà là một nhà kinh doanh thông thái. Và dù tập phim cuối cùng của Harry Potter đã được trình chiếu, đừng nghĩ rằng Rowling sẽ không còn có thể kiếm thêm tiền nữa. Ngược lại, bạn sẽ thấy bà làm tiền đẻ thêm ra tiền.
Nhà biên tập Arthur Levine bỏ 105.000 USD để thử vận may với Rowling
J.K. Rowling không phải là một nhà văn nổi tiếng nhưng nhân vật cậu bé phù thủy trong tác phẩm của bà đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm của độc giả.

Arthur Levine đã nói với tờ Washington Post như thế này: “Tôi đã không bị bỏ rơi. Tôi đã không phải sống mãi ‘trong căn nhà kho dưới gầm cầu thang’. Gia đình tôi yêu mến tôi”.
Levine là biên tập của NXB Scholastic, người nổi tiếng vì mua bản quyền bộ truyện Harry Potter với giá 105.000 USD sau khi đọc cuốn đầu tiên.
Nói về việc mua bản quyền bộ truyện của Rowling, Levine tâm sự: “Điều đó không có nghĩa là tôi cảm thấy chắc chắn hay tự tin. Tôi cũng không mơ là một ngày nào đó mình sẽ thành công”.
“Tôi nhớ là mình thích tính hài hước của cô ấy và nghĩ rằng đây là một năng khiếu ít người cầm bút nào có. Còn cốt truyện của cô ấy thì thực sự đã làm tôi dấn bước”. Levine giải thích tại sao mình lại quyết định mua bản quyền.
Bìa sách thiết kế riêng để thu hút cả độc giả lớn tuổi chứ không chỉ trẻ em
Nhiều người lớn tuổi cũng thích đọc Harry Potter nhưng ít ai muốn người khác thấy mình suốt ngày vác theo một cuốn truyện thiếu nhi.

Để tiện hơn cho những người lớn tuổi, NXB Bloomsbury – NXB Anh đầu tiên mua bản quyền của bộ truyện Harry Potter – đã phát hành phiên bản thứ hai với trang bìa “người lớn” hơn (không nhiều màu sắc và hình vẽ như phiên bản cho thiếu nhi).
Và bìa cũng làm rời để nếu không thích nữa thì có thể để bìa ở nhà.
Phát hành vào nửa đêm, đặt hàng trước, và các hình thức quảng bá khác tạo thành “cơn sốt” Harry Potter
Harry Potter và chiếc cốc lửa- Năm 2000, từng đám đông những người mặc áo choàng đen, đeo cà vạt, mang kính mắt tròn giống Harry Potter tụ tập trước các cửa hàng sách và tiệc tùng để chào đón cuốn sách phát hành lúc nửa đêm.
Nhiều người vì lo cửa hàng sách chỗ mình sẽ cháy hàng nên đặt 700.000 cuốn trước ngày phát hành 8/7/2000.
Harry Potter 7 – tập cuối cùng của bộ truyện trở thành cuốn sách bán nhanh nhất trong lịch sử. Chỉ tính riêng ở ba thị trường, hơn 11 triệu bản được bán hết veo trong vòng 24 giờ.
Các blog góp phần làm Harry Potter nổi danh như cồn dù lúc đầu Warner Bros phản đối
Các trang web Harry Potter đầu tiên như MuggleNet.com, The Leaky Caudron.org được chính các fan hâm mộ Harry Potter Some xây dựng nên để chia sẻ thông tin về bộ truyện và sau này là các tập phim.
Hồi đầu, Warner Bros ra sức ngăn chặn những trang web kiểu này bằng vô số các vụ kiện cáo. Các fan đã phản công lại và cuối cùng Warner Bros nhận ra sai lầm của mình: động thái khôn khéo hơn phải là khuyến khích các fan tiếp tục nói về Harry Potter.
Số trang của các fan hâm mộ Harry Potter ước tính lên tới con số hàng nghìn với đủ các ngôn ngữ, bao gồm từ tin tức, ảnh, phim cho đến các bưu thiếp, trò chơi và hàng hóa.
Jeff Gomez, Chủ tịch và Tổng giám đốc của Starlight Runner Entertainment nhận định: “Khi Harry Potter xuất hiện lần đầu tiên, Internet mới bắt đầu hoạt động và các công ty lớn không hiểu cách thức vận hành của nó. Cuối cùng họ mới nhận ra rằng phải để cho khách hàng trải nghiệm một thương hiệu theo cách riêng của họ”.
Tin đồn Harry Potter quảng bá cho những trò phù thủy thổi bùng cơn khát tìm hiểu về thương hiệu này
Các nhóm tôn giáo ở Mỹ và nhiều nước khác bắt đầu ngờ vực nội dung của Harry Potter, cho rằng nó không phù hợp với trẻ em và xúi giục chúng làm những trò phù thủy.
Một số trường học như trường Wakefield Mass của thánh Joseph đã cấm học sinh mang truyện Harry Potter đến lớp.
Những tranh cãi xung quanh bộ truyện không những không làm giảm doanh số bán của nó mà còn thu hút bạn đọc hơn. Gunelius nhận định: “nhiều người trong số đó chủ yếu mua Harry Potter để thỏa mãn trí tò mò”.
J.K. Rowling hiểu rõ những thương vụ mua bán – câu nói “không” nổi tiếng với McDonals
Rowling được biết đến với những câu nói “không” cho những lời đề nghị mua bán mà bà thấy không phù hợp với thương hiệu Harry Potter.

Một trong những ví dụ nhiều người biết đến là chuyện bà phản đối món Harry Potter Happy Meal của McDonald.
Tờ Los Angeles cho biết: “J.K. Rowling đã nói trước công chúng rằng ‘đồ ăn nhanh cho trẻ em là cơn ác mộng đối với bà’. Bà nói rất rõ là bà ác cảm với đồ ăn nhanh vì thế quyết định rằng dùng thương hiệu Harry Potter cho đồ ăn nhanh là không hợp lý”.
Còn Gunelius viết trong cuốn “Harry Potter: Câu chuyện về một hiện tượng trong kinh doanh toàn cầu”: “Kết hợp với lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh là một cách chuyển nhượng thương hiệu cực kỳ béo bở, việc từ chối này là quả là một động thái bảo hộ rất táo bạo của Rowling”.
Câu chuyện “cậu bé phù thuỷ” đã khuấy động tinh thần ham đọc của giới trẻ – và làm sách bán chạy hơn
Theo các bậc phụ huynh và thầy cô giáo, bên cạnh kỷ lục phát hành và công chiếu, một thành công tuyệt vời nữa của Harry Potter là khuyến khích giới trẻ đọc sách nhiều hơn ngay cả khi cuốn sách chỉ có tác dụng giải trí.
Chưa có nghiên cứu nào về tác động của bộ truyện Harry Potter ở Mỹ, nhưng ở Anh, một nghiên cứu của Liên đoàn sách trẻ em cho thấy 59% trẻ em ở nước này cho rằng bộ truyện đã giúp nâng cao kỹ năng đọc của các em và 48% nói bộ truyện là lý do khiến các em đọc nhiều hơn.
Công viên Thế giới Harry Potter ở phim trường Universal đã thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan
Công viên Thế giới Harry Potter mở cửa vào tháng sáu năm 2010. Theo Universal, đã có 11,2 triệu lượt khách đến công viên vào năm 2010, tăng gần 2 triệu so với năm 2009.

Khách thăm quan không tiếc tiền ăn uống, mua đũa thần và những đồ lưu niệm khác liên quan đến Potter. Việc này đã góp phần làm doanh thu của công viên đạt 1,1 tỷ USD/năm, tăng 41%.
Chuyện đời tư của J. K. Rowling: từ một bà mẹ đơn thân sống bằng trợ cấp trở nên giàu có hơn cả Nữ hoàng Anh. Câu chuyện của bà mẹ trẻ nghèo khó J.K. Rowling đang ra sức kiếm tiền nuôi con bỗng trở thành tỷ phú cũng nổi tiếng không kém gì tập truyện Harry Potter.
Rowling nói với chương trình thời sự BBC: “Khi xuất bản cuốn Harry Potter đầu tiên, tôi không ngay lập tức trở thành giàu có. Cú ‘huých’ lớn nhất khiến tôi giàu là khoản tiền ứng trước của Mỹ…Và tôi không cảm thấy dằn vặt mà sợ hãi thì đúng hơn. Vì tôi nghĩ rằng mình không được phép bỏ lỡ cơ hội này: mình đang có tiền và mình không được làm gì ngu dốt với món tiền đó. Ít nhất thì tôi cũng có thể nhìn thấy được hậu quả nếu tôi làm thế. Tất nhiên khoản tiền đó chưa tương xứng vì tôi đã phải làm việc rất vất vả một thời gian dài. Nhưng chính sự vất vả đó là nguyên nhân khiến tôi hành động hợp lý hơn”.
Pottermore.com hứa hẹn thêm nhiều điều nữa từ Potter
Sam Jordison của tờ The Guardian gọi đây là “chiến dịch marketing hoàn hảo của thế kỷ 21″.
Trang web này xuất hiện vào tháng trước với những hứa hẹn đầy kịch tính. Người ta sớm phát hiện ra Rowling và ê kíp tiếp thị của bà đã nghĩ ra cách để quảng bá thương hiệu Harry Potter bằng sách điện tử.
Jordison viết: “Song, điều ấn tượng nhất là Rowling làm tất cả điều này trông giống như một hành động không vụ lợi: đến giai đoạn đỉnh cao này của sự nghiệp, tiền không còn là thứ quá quan trọng với Rowling và nhiều khả năng bà làm thế để tri ân những fan hâm mộ của mình, những người đã đưa bà đến thành công ngày hôm nay”.
Jordison nhận xét: “Tất cả mọi người đều biết rằng bí quyết để bán hàng cho những kẻ khờ là thuyết phục họ rằng bạn đang làm ơn cho họ…”
(st)

Không có nhận xét nào: